Từ ngày 01/01/2018, tại 47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản sẽ áp dụng tăng lương mức tối thiểu thêm 30 yên/giờ đối với tất cả lao động, kể cả những lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản. Đây sẽ là cơ hội tốt cho lao động Việt đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhận được mức lương cao, chi phí bay thấp, chế độ đãi ngộ tốt.
Theo Quyết định của Chính phủ Nhật Bản, mức lương dành cho lao động trên đất nước Nhật Bản khá hấp dẫn.
Chính phủ Nhật Bản đã dựa trên ý kiến và nhu cầu thực tế tăng mức lương cơ bản để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. Mức tăng này là tín hiệu rất đáng vui mừng bởi chính phủ Nhật Bản họ coi trọng sức lao động là như nhau, dù là công dân Nhật Bản, hay là lao động nước ngoài đến đây làm việc.
Cụ thể mức lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng từ 789 yên/giờ lên 823 yên/giờ. Quyết định này đánh dấu bước tăng trưởng mạnh nhất trong mức lương tối thiểu của người lao động tại Nhật. Tính từ thời điểm năm 2002 khi chính phủ bắt đầu chuyển từ đánh giá mức lương hàng ngày sang tính mức lương theo giờ thì đây là lần tăng lương nhiều nhất. Điều này hoàn toàn thuận lợi cho lao động Việt Nam chúng ta đã và đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bài toán mức lương đi xuất khẩu lao động Nhật đã được giải quyết phần nào giúp người lao động yên tâm hơn.
Lương thực lĩnh người lao động nhận được
Lương thực lĩnh người lao động sẽ nhận sau khi trừ các khoản chi phí như thuế, bảo hiểm, phí nội trú khoảng 80.000 đến 110.000 Yên/tháng và đây sẽ là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được.
Trung bình mỗi tháng lao động sẽ để ra được 18.000.000 đến 24.500.000 đồng. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, tuy nhiên đây là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của người lao động sẽ còn cao hơn như vậy.
Chính phủ Nhật Bản đã có hướng phá giá đồng Yên để thúc đẩy sản xuất trong nước cũng như khơi dậy nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Điều này giúp cho nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại các xí nghiệp Nhật tăng lên, công việc cho công nhân cũng ổn định hơn. Chính vì vậy, việc đi Nhật cũng trở nên dễ dàng hơn đối với nhiều đối tượng. Các yếu tố về ngoại hình, trình độ văn hóa, ngành nghề, tuổi tác,… cũng được hạ thấp tới mức tối đa.
Lương cơ bản của người lao động sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
* Thay đổi theo khu vực: Đối với các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở các vùng ngoại ô sẽ thấp hơn các vùng trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn như tại Tokyo chi phí sinh hoạt đắt nhất Nhật Bản),…
* Thay đổi theo tính chất công việc: Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: những đơn hàng cần tay nghề cao như tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc,… mà người lao động đáp ứng được thì có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau.
* Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.
Thanh Thủy
Từ ngày 01/01/2018, tại 47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản sẽ áp dụng tăng lương mức tối thiểu thêm 30 yên/giờ đối với tất cả lao động, kể cả những lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản. Đây sẽ là cơ hội tốt cho lao động Việt đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhận được mức lương cao, chi phí bay thấp, chế độ đãi ngộ tốt.Chính phủ Nhật Bản đã dựa trên ý kiến và nhu cầu thực tế tăng mức lương cơ bản để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. Mức tăng này là tín hiệu rất đáng vui mừng bởi chính phủ Nhật Bản họ coi trọng sức lao động là như nhau, dù là công dân Nhật Bản, hay là lao động nước ngoài đến đây làm việc.
Cụ thể mức lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng từ 789 yên/giờ lên 823 yên/giờ. Quyết định này đánh dấu bước tăng trưởng mạnh nhất trong mức lương tối thiểu của người lao động tại Nhật. Tính từ thời điểm năm 2002 khi chính phủ bắt đầu chuyển từ đánh giá mức lương hàng ngày sang tính mức lương theo giờ thì đây là lần tăng lương nhiều nhất. Điều này hoàn toàn thuận lợi cho lao động Việt Nam chúng ta đã và đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bài toán mức lương đi xuất khẩu lao động Nhật đã được giải quyết phần nào giúp người lao động yên tâm hơn.
Lương thực lĩnh người lao động nhận được
Lương thực lĩnh người lao động sẽ nhận sau khi trừ các khoản chi phí như thuế, bảo hiểm, phí nội trú khoảng 80.000 đến 110.000 Yên/tháng và đây sẽ là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được.
Trung bình mỗi tháng lao động sẽ để ra được 18.000.000 đến 24.500.000 đồng. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, tuy nhiên đây là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của người lao động sẽ còn cao hơn như vậy.
Chính phủ Nhật Bản đã có hướng phá giá đồng Yên để thúc đẩy sản xuất trong nước cũng như khơi dậy nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Điều này giúp cho nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại các xí nghiệp Nhật tăng lên, công việc cho công nhân cũng ổn định hơn. Chính vì vậy, việc đi Nhật cũng trở nên dễ dàng hơn đối với nhiều đối tượng. Các yếu tố về ngoại hình, trình độ văn hóa, ngành nghề, tuổi tác,… cũng được hạ thấp tới mức tối đa.
Lương cơ bản của người lao động sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
* Thay đổi theo khu vực: Đối với các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở các vùng ngoại ô sẽ thấp hơn các vùng trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn như tại Tokyo chi phí sinh hoạt đắt nhất Nhật Bản),…
* Thay đổi theo tính chất công việc: Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: những đơn hàng cần tay nghề cao như tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc,… mà người lao động đáp ứng được thì có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau.
* Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.