Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem là thị trường tiềm năng, khi mỗi năm mang về cho đất nước trên dưới hai tỷ USD. Hiện lao động Việt Nam được nhiều nước ưa chuộng, thế nhưng để có thể nâng cao giá trị lao động xuất khẩu, cần chuyên nghiệp hóa nhiều khâu.
Doanh nghiệp nước ngoài phỏng vấn tuyển dụng lao động tại một phiên giới thiệu việc làm
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong 5 tháng đầu năm 2018 có hơn 48.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 9% so cùng kỳ năm 2017. Hiện có bốn thị trường lao động rất tiềm năng là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Trong đó, đáng chú ý là thị trường Nhật Bản tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái.
Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt - may. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt - may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2018 có khoảng 17.400 lao động Việt Nam được đưa sang Nhật Bản làm việc, chiếm hơn 35% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức lương của người lao động (NLĐ) đi Nhật làm việc khá cao, sau khi trừ chi phí, thu nhập hằng tháng của một lao động còn khoảng 800 - 1.000 USD. Nếu tính cả các khoản làm thêm, thu nhập có thể dao động từ 1.500 đến 2.000 USD. Với mức thu nhập trên, nhiều lao động sau khi về nước đã có cuộc sống tốt hơn.
Ngoài những thị trường XKLĐ truyền thống, việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng tạo ra nhiều cơ hội về lao động, việc làm cho lao động cũng như những người sử dụng lao động ở Việt Nam và các nền kinh tế khác trong ASEAN.
Có thể nói, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn phải xác định là một giải pháp lâu dài, phù hợp xu hướng nguồn cung trong nước cũng như nhu cầu tuyển dụng lao động của một số nước ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cần gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp...
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường TP Hồ Chí Minh cho rằng, XKLĐ là chiến lược lớn của quốc gia. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh là khu vực có thị trường lao động sôi động nhất nước. Theo thống kê của các doanh nghiệp (DN) XKLĐ tại thành phố, trong giai đoạn 2018-2020, nhu cầu tuyển lao động đi làm việc nước ngoài là 16.000 - 20.000 người/năm. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu đi XKLĐ còn nhiều hơn.
Mặt khác, hiện nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng đã liên kết, hợp tác với các công ty XKLĐ để giải quyết đầu ra bằng cách phái cử thực tập sinh hoặc XKLĐ... Với hình thức này, sinh viên ngay khi ra trường có thể ra nước ngoài tiếp tục học tập và làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề… PGS, TS Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng Trường đại học Văn Hiến, nhìn nhận: “XKLĐ không chỉ thu về ngoại tệ mà quá trình hợp tác lao động này còn mang lại giá trị cực lớn về cơ hội huấn luyện, đào tạo nghề nghiệp cho NLĐ; họ mang về nước tác phong công nghiệp, thay đổi những thói quen cũ kìm hãm sự phát triển của kinh tế”.
Các chuyên gia cho rằng, tuy thị trường XKLĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.
Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu từ năm 2017 - 2020, mỗi năm dự kiến đưa từ 100.000 - 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động đã qua đào tạo. Để đạt được mục tiêu này thì việc nâng cao trình độ và kỹ năng cho NLĐ được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Chia sẻ về một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Esuhai nêu rõ: “Công ty Esuhai đã định hướng phát triển Chương trình phái cử lao động kỹ thuật sang thị trường Nhật Bản từ những ngày đầu thành lập, dựa trên các tiêu chí nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào. Nhờ đó, NLĐ có thời gian tìm hiểu trước về công ty tiếp nhận, công việc tại Nhật, có năng lực Nhật ngữ và định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, tác phong tích cực. Việc này được nhà tuyển dụng Nhật Bản đánh giá cao. Trong quá trình đào tạo, công ty luôn tổ chức đánh giá kiểm tra chất lượng định kỳ nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo và tạo động lực học tập cho học viên. Bên cạnh đó là công tác định hướng, hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho NLĐ sau khi về nước; cấp học bổng cho đối tượng tham gia Chương trình Kỹ sư...
“Đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ, mà phải nâng cao chất lượng lao động, giá trị xuất khẩu; nâng cao hình ảnh dân tộc, thương hiệu lao động. Theo đó, ngay từ bây giờ không ngừng nâng cao bằng mọi cách, mọi giải pháp, để có thể gửi đi đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng được những thị trường khó tính; tập trung tìm những giải pháp chủ yếu hướng đến đào tạo nghề nghiệp và giáo dục các thói quen, để lao động dễ dàng thích nghi với công nghệ kỹ thuật cao, văn hóa của nước sở tại”, PGS, TS Trần Văn Thiện chia sẻ.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đòi hỏi ý thức bản thân người học còn phải có sự chung tay của cả nhà trường lẫn DN. Theo đó, họ phải kết nối, hợp tác với nhau để qua đó định hướng, bồi dưỡng kiến thức, thay đổi tư duy của học sinh với suy nghĩ học để đi làm việc nước ngoài, khi trở về phải làm chủ…
Chia sẻ ý kiến về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động nước ngoài, Thạc sĩ Nguyễn Duy Cường, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường đại học Văn Hiến cho hay, khi xây dựng chương trình đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của DN, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của DN, từ đó sẽ nâng cao cả hai mặt lượng và chất cho nhân sự XKLĐ tại Việt Nam.
Ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cùng với các cơ quan liên quan đã triển khai một chuỗi các hoạt động nhằm mục đích gắn kết các trường đào tạo và DN như triển khai các mô hình gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN XKLĐ; gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo, trong đó nêu cụ thể trách nhiệm của nhà trường, của DN... được xem là một giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Về nâng cao chất lượng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, sẽ quyết liệt triển khai các biện pháp cải tổ XKLĐ. Tập trung chấn chỉnh hoạt động XKLĐ của DN; Duy trì, phát triển các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiếp nhận mới; Nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, ý thức cho NLĐ trước khi cung ứng ra nước ngoài; mở rộng đối tượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàng đầu. Trong đó, các DN phải phối hợp với các đối tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ do DN đưa đi. Đối với các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc, sẽ có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động. Đối với những nước không có ban quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm tốt công tác bảo hộ công dân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Bên cạnh đó xây dựng các mô hình quản lý lao động phù hợp từng thị trường tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý chặt chẽ, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; theo dõi, hỗ trợ và phát huy năng lực lực lượng lao động này khi về nước.
Theo Báo Nhân dân
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem là thị trường tiềm năng, khi mỗi năm mang về cho đất nước trên dưới hai tỷ USD. Hiện lao động Việt Nam được nhiều nước ưa chuộng, thế nhưng để có thể nâng cao giá trị lao động xuất khẩu, cần chuyên nghiệp hóa nhiều khâu.Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong 5 tháng đầu năm 2018 có hơn 48.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 9% so cùng kỳ năm 2017. Hiện có bốn thị trường lao động rất tiềm năng là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Trong đó, đáng chú ý là thị trường Nhật Bản tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái.
Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt - may. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt - may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2018 có khoảng 17.400 lao động Việt Nam được đưa sang Nhật Bản làm việc, chiếm hơn 35% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức lương của người lao động (NLĐ) đi Nhật làm việc khá cao, sau khi trừ chi phí, thu nhập hằng tháng của một lao động còn khoảng 800 - 1.000 USD. Nếu tính cả các khoản làm thêm, thu nhập có thể dao động từ 1.500 đến 2.000 USD. Với mức thu nhập trên, nhiều lao động sau khi về nước đã có cuộc sống tốt hơn.
Ngoài những thị trường XKLĐ truyền thống, việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng tạo ra nhiều cơ hội về lao động, việc làm cho lao động cũng như những người sử dụng lao động ở Việt Nam và các nền kinh tế khác trong ASEAN.
Có thể nói, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn phải xác định là một giải pháp lâu dài, phù hợp xu hướng nguồn cung trong nước cũng như nhu cầu tuyển dụng lao động của một số nước ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cần gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp...
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường TP Hồ Chí Minh cho rằng, XKLĐ là chiến lược lớn của quốc gia. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh là khu vực có thị trường lao động sôi động nhất nước. Theo thống kê của các doanh nghiệp (DN) XKLĐ tại thành phố, trong giai đoạn 2018-2020, nhu cầu tuyển lao động đi làm việc nước ngoài là 16.000 - 20.000 người/năm. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu đi XKLĐ còn nhiều hơn.
Mặt khác, hiện nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng đã liên kết, hợp tác với các công ty XKLĐ để giải quyết đầu ra bằng cách phái cử thực tập sinh hoặc XKLĐ... Với hình thức này, sinh viên ngay khi ra trường có thể ra nước ngoài tiếp tục học tập và làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề… PGS, TS Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng Trường đại học Văn Hiến, nhìn nhận: “XKLĐ không chỉ thu về ngoại tệ mà quá trình hợp tác lao động này còn mang lại giá trị cực lớn về cơ hội huấn luyện, đào tạo nghề nghiệp cho NLĐ; họ mang về nước tác phong công nghiệp, thay đổi những thói quen cũ kìm hãm sự phát triển của kinh tế”.
Các chuyên gia cho rằng, tuy thị trường XKLĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.
Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu từ năm 2017 - 2020, mỗi năm dự kiến đưa từ 100.000 - 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động đã qua đào tạo. Để đạt được mục tiêu này thì việc nâng cao trình độ và kỹ năng cho NLĐ được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Chia sẻ về một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Esuhai nêu rõ: “Công ty Esuhai đã định hướng phát triển Chương trình phái cử lao động kỹ thuật sang thị trường Nhật Bản từ những ngày đầu thành lập, dựa trên các tiêu chí nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào. Nhờ đó, NLĐ có thời gian tìm hiểu trước về công ty tiếp nhận, công việc tại Nhật, có năng lực Nhật ngữ và định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, tác phong tích cực. Việc này được nhà tuyển dụng Nhật Bản đánh giá cao. Trong quá trình đào tạo, công ty luôn tổ chức đánh giá kiểm tra chất lượng định kỳ nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo và tạo động lực học tập cho học viên. Bên cạnh đó là công tác định hướng, hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho NLĐ sau khi về nước; cấp học bổng cho đối tượng tham gia Chương trình Kỹ sư...
“Đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ, mà phải nâng cao chất lượng lao động, giá trị xuất khẩu; nâng cao hình ảnh dân tộc, thương hiệu lao động. Theo đó, ngay từ bây giờ không ngừng nâng cao bằng mọi cách, mọi giải pháp, để có thể gửi đi đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng được những thị trường khó tính; tập trung tìm những giải pháp chủ yếu hướng đến đào tạo nghề nghiệp và giáo dục các thói quen, để lao động dễ dàng thích nghi với công nghệ kỹ thuật cao, văn hóa của nước sở tại”, PGS, TS Trần Văn Thiện chia sẻ.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đòi hỏi ý thức bản thân người học còn phải có sự chung tay của cả nhà trường lẫn DN. Theo đó, họ phải kết nối, hợp tác với nhau để qua đó định hướng, bồi dưỡng kiến thức, thay đổi tư duy của học sinh với suy nghĩ học để đi làm việc nước ngoài, khi trở về phải làm chủ…
Chia sẻ ý kiến về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động nước ngoài, Thạc sĩ Nguyễn Duy Cường, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường đại học Văn Hiến cho hay, khi xây dựng chương trình đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của DN, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của DN, từ đó sẽ nâng cao cả hai mặt lượng và chất cho nhân sự XKLĐ tại Việt Nam.
Ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cùng với các cơ quan liên quan đã triển khai một chuỗi các hoạt động nhằm mục đích gắn kết các trường đào tạo và DN như triển khai các mô hình gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN XKLĐ; gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo, trong đó nêu cụ thể trách nhiệm của nhà trường, của DN... được xem là một giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Về nâng cao chất lượng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, sẽ quyết liệt triển khai các biện pháp cải tổ XKLĐ. Tập trung chấn chỉnh hoạt động XKLĐ của DN; Duy trì, phát triển các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiếp nhận mới; Nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, ý thức cho NLĐ trước khi cung ứng ra nước ngoài; mở rộng đối tượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàng đầu. Trong đó, các DN phải phối hợp với các đối tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ do DN đưa đi. Đối với các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc, sẽ có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động. Đối với những nước không có ban quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm tốt công tác bảo hộ công dân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Bên cạnh đó xây dựng các mô hình quản lý lao động phù hợp từng thị trường tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý chặt chẽ, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; theo dõi, hỗ trợ và phát huy năng lực lực lượng lao động này khi về nước.