Từ năm 2020, Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn đã triển khai mô hình “Ba không về vũ khí” (không tàng trữ, không chế tạo, không sử dụng các loại vũ khí trái phép).
Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn vận động người dân giao nộp súng tự chế
Nậm Lành là xã vùng cao của huyện Văn Chấn với 811 hộ và 4.150 khẩu. Xã có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm đa số với 86,8%. Do phong tục, tập quán nên trước đây các hộ gia đình thường sử dụng súng tự chế để săn bắn và bảo vệ nương rẫy. Để bản làng bình yên, không còn tiếng súng, UBND xã đã phân công các thành viên trực tiếp tổ chức họp, tranh thủ những người có uy tín trong dòng họ, thôn, bản tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí tự chế, vật liệu nổ trong bà con.
Cùng đó, lực lượng Công an xã đã bám sát các kế hoạch vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ của công an cấp trên để chủ động tham mưu với UBND xã tổ chức họp dân lồng ghép với phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, lực lượng Công an xã đã tổ chức cho nhân dân ký cam kết không tàng trữ, không chế tạo, không sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ và bỏ phiếu kín tố giác những người còn tàng trữ, chế tạo, sử dụng vũ khí... Sau đó, lực lượng công an trực tiếp gặp những người có tên trong phiếu tố giác để vận động giao nộp.
Từ năm 2020 đến nay, lực lượng Công an xã Nậm Lành cùng với các thành viên trong mô hình "Ba không về vũ khí" đã phối hợp với các ban, ngành, thôn, bản tuyên truyền tại 16 buổi họp thôn với 1.618 lượt người tham gia học tập, thực hiện 48 ca, 96 giờ tuần tra bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ rừng với 240 lượt người tham gia. Nhân dân đã cung cấp 16 nguồn tin có giá trị giúp lực lượng công an xác minh làm rõ các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự tại địa bàn, cùng với các thành viên trong mô hình vận động nhân dân giao nộp 123 khẩu súng kíp, súng tự chế các loại.
Ông Bàn Tiến Lâm, thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành cho biết: "Mô hình đã giúp người dân ý thức hơn trong công tác phòng, chống tội phạm. Lực lượng công an đã chủ động bám bản, bám làng, lấy biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhận thức của quần chúng nhân dân về các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ từng bước được nâng cao. Người dân nhận thức được những nguy hiểm tiềm ẩn trong việc tàng trữ, chế tạo, sử dụng các vũ khí tự chế, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và tự giác giao nộp cho Công an xã. Về cơ bản, đến nay đồng bào các dân tộc đã không còn sử dụng súng tự chế”.
Ngoài việc góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, không chế tạo, không tàng trữ, không sử dụng vũ khí, các thành viên tham gia mô hình đã chủ động kết hợp với các mô hình giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) khác đang triển khai ở địa phương để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gồm cả việc tập trung vận động các hộ gia đình không cho con em kết hôn khi chưa đủ tuổi, không được phát, phá, lấn chiếm đất rừng để trồng quế; tổ chức xuống các hộ gia đình có con em vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội vận động, tuyên truyền các đối tượng chấp hành pháp luật.
Đặc biệt qua mô hình đã giúp cung cấp nhiều thông tin có giá trị về các đối tượng vi phạm pháp luật, các đối tượng mắc tệ nạn xã hội và các vụ việc có liên quan đến ANTT tại địa bàn, giúp lực lượng Công an tham mưu giải quyết kịp thời các vụ việc ngay tại cơ sở.
Từ thực hiện đầu tiên tại thôn Giàng Cài, đến nay mô hình đã được triển khai tại 5/5 thôn của xã Nậm Lành. Công tác tiếp nhận, thu gom, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ đảm bảo đúng quy trình, khi công dân đến giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ, cán bộ tiếp nhận lập biên bản giao nộp và tiến hành tiếp nhận, sau đó phân loại, bảo quản và giao nộp về Công an huyện theo quy định.
Đại úy Triệu Triều Thắng - Trưởng Công an xã Nậm Lành cho biết: Mô hình "Ba không về vũ khí" từ khi được triển khai đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và tham gia của đông đảo nhân dân. Mô hình đã góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Từ năm 2020, Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn đã triển khai mô hình “Ba không về vũ khí” (không tàng trữ, không chế tạo, không sử dụng các loại vũ khí trái phép).Nậm Lành là xã vùng cao của huyện Văn Chấn với 811 hộ và 4.150 khẩu. Xã có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm đa số với 86,8%. Do phong tục, tập quán nên trước đây các hộ gia đình thường sử dụng súng tự chế để săn bắn và bảo vệ nương rẫy. Để bản làng bình yên, không còn tiếng súng, UBND xã đã phân công các thành viên trực tiếp tổ chức họp, tranh thủ những người có uy tín trong dòng họ, thôn, bản tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí tự chế, vật liệu nổ trong bà con.
Cùng đó, lực lượng Công an xã đã bám sát các kế hoạch vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ của công an cấp trên để chủ động tham mưu với UBND xã tổ chức họp dân lồng ghép với phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, lực lượng Công an xã đã tổ chức cho nhân dân ký cam kết không tàng trữ, không chế tạo, không sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ và bỏ phiếu kín tố giác những người còn tàng trữ, chế tạo, sử dụng vũ khí... Sau đó, lực lượng công an trực tiếp gặp những người có tên trong phiếu tố giác để vận động giao nộp.
Từ năm 2020 đến nay, lực lượng Công an xã Nậm Lành cùng với các thành viên trong mô hình "Ba không về vũ khí" đã phối hợp với các ban, ngành, thôn, bản tuyên truyền tại 16 buổi họp thôn với 1.618 lượt người tham gia học tập, thực hiện 48 ca, 96 giờ tuần tra bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ rừng với 240 lượt người tham gia. Nhân dân đã cung cấp 16 nguồn tin có giá trị giúp lực lượng công an xác minh làm rõ các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự tại địa bàn, cùng với các thành viên trong mô hình vận động nhân dân giao nộp 123 khẩu súng kíp, súng tự chế các loại.
Ông Bàn Tiến Lâm, thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành cho biết: "Mô hình đã giúp người dân ý thức hơn trong công tác phòng, chống tội phạm. Lực lượng công an đã chủ động bám bản, bám làng, lấy biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhận thức của quần chúng nhân dân về các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ từng bước được nâng cao. Người dân nhận thức được những nguy hiểm tiềm ẩn trong việc tàng trữ, chế tạo, sử dụng các vũ khí tự chế, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và tự giác giao nộp cho Công an xã. Về cơ bản, đến nay đồng bào các dân tộc đã không còn sử dụng súng tự chế”.
Ngoài việc góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, không chế tạo, không tàng trữ, không sử dụng vũ khí, các thành viên tham gia mô hình đã chủ động kết hợp với các mô hình giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) khác đang triển khai ở địa phương để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gồm cả việc tập trung vận động các hộ gia đình không cho con em kết hôn khi chưa đủ tuổi, không được phát, phá, lấn chiếm đất rừng để trồng quế; tổ chức xuống các hộ gia đình có con em vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội vận động, tuyên truyền các đối tượng chấp hành pháp luật.
Đặc biệt qua mô hình đã giúp cung cấp nhiều thông tin có giá trị về các đối tượng vi phạm pháp luật, các đối tượng mắc tệ nạn xã hội và các vụ việc có liên quan đến ANTT tại địa bàn, giúp lực lượng Công an tham mưu giải quyết kịp thời các vụ việc ngay tại cơ sở.
Từ thực hiện đầu tiên tại thôn Giàng Cài, đến nay mô hình đã được triển khai tại 5/5 thôn của xã Nậm Lành. Công tác tiếp nhận, thu gom, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ đảm bảo đúng quy trình, khi công dân đến giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ, cán bộ tiếp nhận lập biên bản giao nộp và tiến hành tiếp nhận, sau đó phân loại, bảo quản và giao nộp về Công an huyện theo quy định.
Đại úy Triệu Triều Thắng - Trưởng Công an xã Nậm Lành cho biết: Mô hình "Ba không về vũ khí" từ khi được triển khai đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và tham gia của đông đảo nhân dân. Mô hình đã góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.