CTTĐT - Ngày 18/10/2024, Sở Tư pháp tổ chức điểm cầu trực tuyến Tọa đàm sơ kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và Hội thảo tư vấn, hướng dẫn Sổ tay tài trợ phụ, thuộc Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF) giai đoạn 2022 - 2026.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Tọa đàm được tổ chức điểm cầu chính tại Hà Nội. Ông Đào Quý Lộc - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên trách, Bộ Tư pháp và bà Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý - Quản đốc Ban quản lý dự án chuyên trách đồng chủ trì hội nghị. 02 điểm cầu Tọa đàm tại địa phương được thụ hưởng dự án là tỉnh Yên Bái và tỉnh Điện Biên
Tham dự điểm cầu trực tuyến tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái có các đại biểu đại diện Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, đại diện Hội Luật gia tỉnh, Hội Nông dân tỉnh…
Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản. Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Tư pháp. Dự án được thực hiện trong 4 năm (2022 - 2026) tại Hà Nội, Điện Biên, Yên Bái và các tỉnh, thành phố khác được lựa chọn trong quá trình thực hiện Dự án. Mục tiêu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và thúc đẩy trao quyền pháp lý cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý, tập trung vào các tỉnh được lựa chọn tại khu vực miền núi phía Bắc. Các mục tiêu cụ thể của Dự án bao gồm: Nâng cao nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ trợ giúp pháp lý; tăng cường sự tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức xã hội phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Tại Tọa đàm, các thành viên Ban Quản lý dự án, đại diện các đơn vị thực hiện Dự án đã trao đổi về những thuận lợi cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, triển khai dự án và đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, với quyết tâm cam kết hoàn thành mọi công việc theo kế hoạch hoạt động năm 2024, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Dự án và đem lại nhiều tác động tích cực cho xã hội.
Ngoài ra, các đại biểu cũng Hội thảo về Sổ tay tài trợ phụ Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”. Sổ tay tài trợ phụ hướng dẫn triển khai thử nghiệm mô hình trợ giúp pháp lý với sự liên kết, phối hợp giữa các Trung tâm Trợ giúp pháp lý với các tổ chức xã hội đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và hoạt động tương tự trợ giúp pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người dân thuộc diện thụ hưởng trợ giúp pháp lý. Thông qua việc thí điểm thu hút các tổ chức xã hội đủ điều kiện được lựa chọn để thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc các hoạt động tương tự trợ giúp pháp lý; tích hợp việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong một mạng lưới rộng lớn hơn, các dịch vụ bảo trợ xã hội cho các đối tượng được lựa chọn và thể hiện vai trò của trợ giúp pháp lý đối với việc cải thiện sinh kế cho người dân.
Tại Hội thảo, Ban Quản lý dự án đã tư vấn, hướng dẫn cách thức sử dụng Sổ tay tài trợ phụ và hướng dẫn việc chuẩn bị các hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của Chủ đề kêu gọi đề xuất tài trợ phụ lần thứ nhất (Call 1). Cố nhiều ý kiến phát biểu chia sẻ những thông tin và sáng kiến về khả năng đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, thể hiện sự sẵn sàng tham gia đợt kêu gọi lần thứ nhất của Ban Quản lý dự án. Hy vọng, sau Hội thảo, thông tin về chủ đề kêu gọi lần thứ nhất của Dự án sẽ tiếp tục được lan tỏa và thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều tổ chức xã hội, nhằm góp phần thực hiện thành công Dự án, góp phần nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
Phát biểu tại Tọa đàm và Hội thảo, đồng chí Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp Yên Bái đã khẳng định ý nghĩa Dự án đối với công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Sau khi tiếp nhận và thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Dự án, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, đặc biệt các vụ việc tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng. Từ ngày 01/01/2022 đến 10/10/2024, Trung tâm đã thực hiện trợ giúp pháp lý 1.745 vụ việc cho 1.142 người (trong đó tham gia tố tụng là 1.114 vụ việc, còn lại là tư vấn pháp luật và cung cấp thông tin, giải đáp vướng mắc pháp luật). Năng lực của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện trợ giúp pháp lý được nâng lên rõ rệt. Từ đó, ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý đối với đời sống xã hội, sự tin tưởng của những người được trợ giúp pháp lý, góp phần quan trọng trong kết quả của công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong những tháng cuối năm, Sở Tư pháp tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý khẩn trương thực hiện và hoàn thành các hoạt động trong khuôn khổ dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt năm 2024.
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 18/10/2024, Sở Tư pháp tổ chức điểm cầu trực tuyến Tọa đàm sơ kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và Hội thảo tư vấn, hướng dẫn Sổ tay tài trợ phụ, thuộc Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF) giai đoạn 2022 - 2026. Tọa đàm được tổ chức điểm cầu chính tại Hà Nội. Ông Đào Quý Lộc - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên trách, Bộ Tư pháp và bà Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý - Quản đốc Ban quản lý dự án chuyên trách đồng chủ trì hội nghị. 02 điểm cầu Tọa đàm tại địa phương được thụ hưởng dự án là tỉnh Yên Bái và tỉnh Điện Biên
Tham dự điểm cầu trực tuyến tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái có các đại biểu đại diện Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, đại diện Hội Luật gia tỉnh, Hội Nông dân tỉnh…
Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản. Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Tư pháp. Dự án được thực hiện trong 4 năm (2022 - 2026) tại Hà Nội, Điện Biên, Yên Bái và các tỉnh, thành phố khác được lựa chọn trong quá trình thực hiện Dự án. Mục tiêu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và thúc đẩy trao quyền pháp lý cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý, tập trung vào các tỉnh được lựa chọn tại khu vực miền núi phía Bắc. Các mục tiêu cụ thể của Dự án bao gồm: Nâng cao nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ trợ giúp pháp lý; tăng cường sự tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức xã hội phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Tại Tọa đàm, các thành viên Ban Quản lý dự án, đại diện các đơn vị thực hiện Dự án đã trao đổi về những thuận lợi cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, triển khai dự án và đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, với quyết tâm cam kết hoàn thành mọi công việc theo kế hoạch hoạt động năm 2024, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Dự án và đem lại nhiều tác động tích cực cho xã hội.
Ngoài ra, các đại biểu cũng Hội thảo về Sổ tay tài trợ phụ Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”. Sổ tay tài trợ phụ hướng dẫn triển khai thử nghiệm mô hình trợ giúp pháp lý với sự liên kết, phối hợp giữa các Trung tâm Trợ giúp pháp lý với các tổ chức xã hội đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và hoạt động tương tự trợ giúp pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người dân thuộc diện thụ hưởng trợ giúp pháp lý. Thông qua việc thí điểm thu hút các tổ chức xã hội đủ điều kiện được lựa chọn để thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc các hoạt động tương tự trợ giúp pháp lý; tích hợp việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong một mạng lưới rộng lớn hơn, các dịch vụ bảo trợ xã hội cho các đối tượng được lựa chọn và thể hiện vai trò của trợ giúp pháp lý đối với việc cải thiện sinh kế cho người dân.
Tại Hội thảo, Ban Quản lý dự án đã tư vấn, hướng dẫn cách thức sử dụng Sổ tay tài trợ phụ và hướng dẫn việc chuẩn bị các hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của Chủ đề kêu gọi đề xuất tài trợ phụ lần thứ nhất (Call 1). Cố nhiều ý kiến phát biểu chia sẻ những thông tin và sáng kiến về khả năng đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, thể hiện sự sẵn sàng tham gia đợt kêu gọi lần thứ nhất của Ban Quản lý dự án. Hy vọng, sau Hội thảo, thông tin về chủ đề kêu gọi lần thứ nhất của Dự án sẽ tiếp tục được lan tỏa và thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều tổ chức xã hội, nhằm góp phần thực hiện thành công Dự án, góp phần nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
Phát biểu tại Tọa đàm và Hội thảo, đồng chí Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp Yên Bái đã khẳng định ý nghĩa Dự án đối với công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Sau khi tiếp nhận và thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Dự án, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, đặc biệt các vụ việc tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng. Từ ngày 01/01/2022 đến 10/10/2024, Trung tâm đã thực hiện trợ giúp pháp lý 1.745 vụ việc cho 1.142 người (trong đó tham gia tố tụng là 1.114 vụ việc, còn lại là tư vấn pháp luật và cung cấp thông tin, giải đáp vướng mắc pháp luật). Năng lực của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện trợ giúp pháp lý được nâng lên rõ rệt. Từ đó, ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý đối với đời sống xã hội, sự tin tưởng của những người được trợ giúp pháp lý, góp phần quan trọng trong kết quả của công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong những tháng cuối năm, Sở Tư pháp tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý khẩn trương thực hiện và hoàn thành các hoạt động trong khuôn khổ dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt năm 2024.