Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Văn Yên đã chủ động tham mưu với UBND huyện trong việc tự kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Lãnh đạo xã Đại Phác, huyện Văn Yên triển khai công tác tuyên truyền pháp luật tại cơ sở.
Để nâng cao công tác PBGDPL ở cơ sở, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL, kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải viên, kiểm tra việc xây dựng và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch PBGDPL trong các nhà trường…
Nội dung tuyên truyền tập trung về: Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Đất đai, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… trên hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn, thời lượng phát sóng hàng ngày từ 5 đến 7 phút.
Bà Bùi Thị Hương Giang - Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện cho biết: "Với nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật tới người dân, hàng năm, Phòng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với văn phòng HĐND, UBND huyện và các xã, thị trấn trong việc kiểm tra, rà soát gần 1.500 các loại văn bản/năm".
"Những năm trước đây, các văn bản cấp xã thường sai về thể thức, kể cả thẩm quyền về chức năng nhiệm vụ nhưng trong 3 năm trở lại đây, do tăng cường tập huấn nghiệp vụ nên năm 2017 vừa qua, qua kiểm tra, có 98% các văn bản của cấp xã ban hành đều bảo đảm về nội dung, thể thức và thẩm quyền ban hành. Kết quả trên đã góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh để kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện ổn định” - bà Giang thông tin thêm.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ tư pháp từ huyện đến cơ sở đang đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn. Đối với cấp huyện là 27 đầu việc và cấp xã, thị trấn là 23 đầu việc. Năm 2017 vừa qua, công tác chứng thực đối với cấp huyện lên đến 3.687 việc từ chứng thực bản sao từ bản chính tiếng Việt và song ngữ. Cấp xã, thị trấn 37.851 việc gồm: chứng thực chữ ký cá nhân 988 việc; chứng thực các hợp đồng về văn bản quyền sử dụng đất 838 việc; cấp bản sao trích lục từ sổ gốc 1.712 việc; chứng thực bản sao từ bản chính 34.841 việc…
Công tác đăng ký hộ tịch, cấp huyện gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc 293 trường hợp, trong đó 6 cặp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 4 trường hợp. Cấp xã, thị trấn, thay đổi cải chính hộ tịch 97 trường hợp; đăng ký khai sinh 3.377 trường hợp; đăng ký khai tử 344 trường hợp; đăng ký kết hôn 808 đôi…
Đội ngũ cán bộ tư pháp của huyện Văn Yên có 47 người, cơ bản được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó 20 người có trình độ cử nhân luật, 2 người cử nhân hành chính, 2 người đại học kế toán, 18 người trung cấp luật…
Ngoài những nhiệm vụ chính về công tác hành chính tư pháp, PBGDPL, các cán bộ tư pháp còn tham mưu giúp huyện trong việc phê duyệt các quy ước, hương ước cho các xã; trực tiếp cùng các tổ chức đoàn thể tham gia công tác hòa giải về các lĩnh vực như: hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai, giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư… Nhờ đó, hòa giải thành trên 90% vụ việc/năm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp, an ninh trật tự địa bàn khu dân cư luôn được giữ vững.
Để thực hiện tốt chuyên môn nhiệm vụ được giao, năm 2018, Phòng Tư pháp huyện Văn Yên tiếp tục đa dạng hóa công tác PBGDPL ở cơ sở, đặc biệt là các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động các tổ hòa giải ở cơ sở…
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Văn Yên đã chủ động tham mưu với UBND huyện trong việc tự kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).Để nâng cao công tác PBGDPL ở cơ sở, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL, kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải viên, kiểm tra việc xây dựng và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch PBGDPL trong các nhà trường…
Nội dung tuyên truyền tập trung về: Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Đất đai, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… trên hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn, thời lượng phát sóng hàng ngày từ 5 đến 7 phút.
Bà Bùi Thị Hương Giang - Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện cho biết: "Với nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật tới người dân, hàng năm, Phòng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với văn phòng HĐND, UBND huyện và các xã, thị trấn trong việc kiểm tra, rà soát gần 1.500 các loại văn bản/năm".
"Những năm trước đây, các văn bản cấp xã thường sai về thể thức, kể cả thẩm quyền về chức năng nhiệm vụ nhưng trong 3 năm trở lại đây, do tăng cường tập huấn nghiệp vụ nên năm 2017 vừa qua, qua kiểm tra, có 98% các văn bản của cấp xã ban hành đều bảo đảm về nội dung, thể thức và thẩm quyền ban hành. Kết quả trên đã góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh để kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện ổn định” - bà Giang thông tin thêm.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ tư pháp từ huyện đến cơ sở đang đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn. Đối với cấp huyện là 27 đầu việc và cấp xã, thị trấn là 23 đầu việc. Năm 2017 vừa qua, công tác chứng thực đối với cấp huyện lên đến 3.687 việc từ chứng thực bản sao từ bản chính tiếng Việt và song ngữ. Cấp xã, thị trấn 37.851 việc gồm: chứng thực chữ ký cá nhân 988 việc; chứng thực các hợp đồng về văn bản quyền sử dụng đất 838 việc; cấp bản sao trích lục từ sổ gốc 1.712 việc; chứng thực bản sao từ bản chính 34.841 việc…
Công tác đăng ký hộ tịch, cấp huyện gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc 293 trường hợp, trong đó 6 cặp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 4 trường hợp. Cấp xã, thị trấn, thay đổi cải chính hộ tịch 97 trường hợp; đăng ký khai sinh 3.377 trường hợp; đăng ký khai tử 344 trường hợp; đăng ký kết hôn 808 đôi…
Đội ngũ cán bộ tư pháp của huyện Văn Yên có 47 người, cơ bản được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó 20 người có trình độ cử nhân luật, 2 người cử nhân hành chính, 2 người đại học kế toán, 18 người trung cấp luật…
Ngoài những nhiệm vụ chính về công tác hành chính tư pháp, PBGDPL, các cán bộ tư pháp còn tham mưu giúp huyện trong việc phê duyệt các quy ước, hương ước cho các xã; trực tiếp cùng các tổ chức đoàn thể tham gia công tác hòa giải về các lĩnh vực như: hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai, giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư… Nhờ đó, hòa giải thành trên 90% vụ việc/năm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp, an ninh trật tự địa bàn khu dân cư luôn được giữ vững.
Để thực hiện tốt chuyên môn nhiệm vụ được giao, năm 2018, Phòng Tư pháp huyện Văn Yên tiếp tục đa dạng hóa công tác PBGDPL ở cơ sở, đặc biệt là các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động các tổ hòa giải ở cơ sở…