Thời gian qua, ngành giáo dục - đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nhất là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19... để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường, dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học tại Trường THCS Tô Hiệu, thị xã Nghĩa Lộ.
Nổi bật nhất là chất lượng giáo dục đại trà tăng so với năm học trước; học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh tăng.Việc xây dựng "Trường học hạnh phúc” gắn với Phong trào "Thầy cô thay đổi vì một trường học hạnh phúc” tạo sự chuyển biến tích cực.
Năm học 2022 - 2023, Trường THCS Phúc Sơn có 556 học sinh với 14 lớp, trong đó 99,8% học sinh là con em người dân tộc thiểu số. Để nâng cao chất lượng giáo dục, những năm qua, đặc biệt bước vào năm học này, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên toàn trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới việc kiểm tra đánh giá, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và quản lý.
Cô giáo Nguyễn Thị Lâm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Kết thúc năm học 2021 - 2022, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của nhà trường đạt 100%; số học sinh khá, giỏi và được khen thưởng trong thành tích học tập đạt hơn 30%. Từ kết quả này, nhà trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, coi trọng việc dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình dạy và học; khuyến khích giáo viên từng bước soạn giảng theo hướng tổ chức các hoạt động, đổi mới kiểm tra đánh giá với nhiều hình thức để học sinh tiếp cận và nắm vững với chương trình mới”.
Cũng như Trường THCS Phúc Sơn, bước vào năm học mới này, nhiều trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng các mục tiêu, tiêu chí và những bước đi vững chắc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
Cô Phạm Thị Hảo - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu cho biết: "Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phân tích bài học, dựa trên kết quả học tập của học sinh; tổ chức tiết dạy học theo chủ đề, dạy học STEM, dạy học theo định hướng phát triển của người học, sinh hoạt chuyên môn liên trường. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và xây dựng ma trận đề kiểm tra, bảng đặc tả…”.
Cùng đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
Năm học 2022 - 2023, thị xã Nghĩa Lộ có 33 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 502 lớp học, 16.211 học sinh.
Đồng chí Lò Thị Tuyết Dung - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Phát huy những kết quả đạt được, trong năm học này, ngành tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch năm học 2022 - 2023".
Theo đó, chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; tham mưu giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên 2 môn Tin học, Ngoại ngữ; tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7; chuẩn bị các điều kiện dạy học môn Tin học và Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính trong giáo dục đào tạo...
Cùng với đó, ngành giáo dục thị xã còn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục với hình thức cách thức đa dạng, phong phú, chú trọng việc tuyên truyền thông qua các ứng dụng chuyển đổi số nhằm tiếp cận đông đảo tầng lớp nhân dân để các bậc phụ huynh, học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về chức năng, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục - đào tạo; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng triển khai xây dựng "Trường học hạnh phúc” tại 100% đơn vị trên địa bàn, mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn và đổi mới công tác quản lý, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, ngành giáo dục - đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nhất là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19... để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.Nổi bật nhất là chất lượng giáo dục đại trà tăng so với năm học trước; học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh tăng.Việc xây dựng "Trường học hạnh phúc” gắn với Phong trào "Thầy cô thay đổi vì một trường học hạnh phúc” tạo sự chuyển biến tích cực.
Năm học 2022 - 2023, Trường THCS Phúc Sơn có 556 học sinh với 14 lớp, trong đó 99,8% học sinh là con em người dân tộc thiểu số. Để nâng cao chất lượng giáo dục, những năm qua, đặc biệt bước vào năm học này, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên toàn trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới việc kiểm tra đánh giá, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và quản lý.
Cô giáo Nguyễn Thị Lâm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Kết thúc năm học 2021 - 2022, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của nhà trường đạt 100%; số học sinh khá, giỏi và được khen thưởng trong thành tích học tập đạt hơn 30%. Từ kết quả này, nhà trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, coi trọng việc dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình dạy và học; khuyến khích giáo viên từng bước soạn giảng theo hướng tổ chức các hoạt động, đổi mới kiểm tra đánh giá với nhiều hình thức để học sinh tiếp cận và nắm vững với chương trình mới”.
Cũng như Trường THCS Phúc Sơn, bước vào năm học mới này, nhiều trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng các mục tiêu, tiêu chí và những bước đi vững chắc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
Cô Phạm Thị Hảo - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu cho biết: "Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phân tích bài học, dựa trên kết quả học tập của học sinh; tổ chức tiết dạy học theo chủ đề, dạy học STEM, dạy học theo định hướng phát triển của người học, sinh hoạt chuyên môn liên trường. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và xây dựng ma trận đề kiểm tra, bảng đặc tả…”.
Cùng đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
Năm học 2022 - 2023, thị xã Nghĩa Lộ có 33 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 502 lớp học, 16.211 học sinh.
Đồng chí Lò Thị Tuyết Dung - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Phát huy những kết quả đạt được, trong năm học này, ngành tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch năm học 2022 - 2023".
Theo đó, chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; tham mưu giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên 2 môn Tin học, Ngoại ngữ; tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7; chuẩn bị các điều kiện dạy học môn Tin học và Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính trong giáo dục đào tạo...
Cùng với đó, ngành giáo dục thị xã còn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục với hình thức cách thức đa dạng, phong phú, chú trọng việc tuyên truyền thông qua các ứng dụng chuyển đổi số nhằm tiếp cận đông đảo tầng lớp nhân dân để các bậc phụ huynh, học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về chức năng, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục - đào tạo; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng triển khai xây dựng "Trường học hạnh phúc” tại 100% đơn vị trên địa bàn, mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn và đổi mới công tác quản lý, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.