CTTĐT - Văn kiện Đại hội X, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Và một trong những tiêu chí đánh giá tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.
Học viên học nghề may tại trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ
Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề nông thôn đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, trong thời gian tới, Đảng ta đã đề ra các giải pháp cụ thể như: cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, có cơ chế phù hợp huy động đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp và người dân cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn (đặc biệt là Chương trình Nông thôn mới). Tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ, kênh mương nội đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
Chú trọng phát triển các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm thực hiện cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở rộng các hình thức huy động vốn như cổ phần hoá các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,... nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá.
Tăng cường liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trong khu vực nông thôn, xây dựng kế hoạch phát triển từng loại hình dịch vụ trong nông thôn như dịch vụ nông nghiệp; dịch vụ thương mại; dịch vụ kỹ thuật. Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp.
Đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng các biện pháp như điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước, đặc biệt là các cơ sở ở tuyến huyện; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và hỗ trợ trực tiếp cho lao động nông thôn học nghề. Xây dựng và kiện toàn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; chú trọng thu hút cán bộ trẻ, cán bộ khoa học - kỹ thuật về công tác tại khu vực nông nghiệp, nông thôn./.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn kiện Đại hội X, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Và một trong những tiêu chí đánh giá tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề nông thôn đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, trong thời gian tới, Đảng ta đã đề ra các giải pháp cụ thể như: cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, có cơ chế phù hợp huy động đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp và người dân cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn (đặc biệt là Chương trình Nông thôn mới). Tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ, kênh mương nội đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
Chú trọng phát triển các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm thực hiện cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở rộng các hình thức huy động vốn như cổ phần hoá các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,... nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá.
Tăng cường liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trong khu vực nông thôn, xây dựng kế hoạch phát triển từng loại hình dịch vụ trong nông thôn như dịch vụ nông nghiệp; dịch vụ thương mại; dịch vụ kỹ thuật. Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp.
Đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng các biện pháp như điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước, đặc biệt là các cơ sở ở tuyến huyện; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và hỗ trợ trực tiếp cho lao động nông thôn học nghề. Xây dựng và kiện toàn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; chú trọng thu hút cán bộ trẻ, cán bộ khoa học - kỹ thuật về công tác tại khu vực nông nghiệp, nông thôn./.