Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội đã giảm xuống kể từ giữa thập kỷ 1990 đến nay nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% lực lượng lao động cả nước tại thời điểm năm 2004, giảm 11% so với năm 1996. Trong khi đó lao động của các ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 11% lên 17,3% trong thời kỳ 1996-2004 và lao động dịch vụ đã tăng từ 20,1% lên 24,7% trong cùng kỳ.
Huyện Văn Chấn, Yên Bái đang chú trọng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Tuy chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động xã hội, lực lượng lao động nông thôn còn rất thấp về chất lượng và còn tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ văn hoá cũng như trình độ kỹ thuật so với lực lượng lao động ở thành thị.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nông nghiệp và bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế.
Có sự chuyển dịch không đồng đều về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp giữa các vùng của cả nước trong 10 năm qua. Tốc độ thay đổi cơ cấu lao động theo hình thức này nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển dịch chậm hoặc thậm chí có những vùng hoặc tỉnh có sự “chuyển dịch ngược” với tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên như Tây nguyên các tỉnh Hà giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng bình, Bình phước, Trà Vinh, Cà mau v.v....
Có xu hướng chuyển dịch diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên trong tổng lao động tự tạo việc làm mặc dù lao động tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong 10 năm qua và cho đến hiện nay. Tính chung cả nước tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp đã tăng từ 11% năm 1997 lên 20,4% năm 2004.
Cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong số lao động làm thuê ở nông thôn ít thay đổi trong thập kỷ vừa qua nhưng tỷ lệ lao động làm thuê phi nông nghiệp luôn chiếm phần áp đảo (với 90% năm 2004). Điều này trái ngược hoàn toàn với cơ cấu lao động tự tạo ở nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu về lao động làm thuê khá khác nhau giữa các vùng trong nước. Tỷ lệ lao động làm thuê nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn đáng kể so với các tỉnh phía Nam trong thời gian 10 năm vừa qua.
Tính trên phạm vi cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73% và tình hình di cu lao động diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và đặc biệt là những năm gần đây. Tỷ lệ lao động di cư đi khỏi vùng của vùng Duyên hải Nam trung bộ chiếm một tỷ lệ cao nhất chiếm tới 31% tổng số lao động di cư của cả nước và bằng 3,38% tổng số người đang làm việc tại vùng (với 118 ngàn người) ở thời điểm 01/07/2004. Trong khi đó, Đông Nam bộ là vùng tiếp nhận nhiều lao động di cư đến nhất chiếm tới 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước và bằng 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng ở cùng thời điểm. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động di cư với tỷ lệ 57% tính chung cho cả nước. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số trong tổng số lao động di cư đến các vùng. Gần 70% số lao động di cư đến các vùng ở độ tuổi dưới 30.
Lao động di cư đi từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ văn hoá cao nhất với khoảng 42% số lao động này có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Trong khi đó lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất. Đa số lao động di cư từ các khu vực này có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống.
Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được tiếp tục mở rộng. Di cư nội vùng có thể sẽ tăng lên nhiều hơn do quá trình CNH và đô thị hoá ngày càng lan toả trong nội bộ các vùng trong cả nước.
Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội đã giảm xuống kể từ giữa thập kỷ 1990 đến nay nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% lực lượng lao động cả nước tại thời điểm năm 2004, giảm 11% so với năm 1996. Trong khi đó lao động của các ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 11% lên 17,3% trong thời kỳ 1996-2004 và lao động dịch vụ đã tăng từ 20,1% lên 24,7% trong cùng kỳ. Tuy chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động xã hội, lực lượng lao động nông thôn còn rất thấp về chất lượng và còn tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ văn hoá cũng như trình độ kỹ thuật so với lực lượng lao động ở thành thị.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nông nghiệp và bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế.
Có sự chuyển dịch không đồng đều về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp giữa các vùng của cả nước trong 10 năm qua. Tốc độ thay đổi cơ cấu lao động theo hình thức này nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển dịch chậm hoặc thậm chí có những vùng hoặc tỉnh có sự “chuyển dịch ngược” với tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên như Tây nguyên các tỉnh Hà giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng bình, Bình phước, Trà Vinh, Cà mau v.v....
Có xu hướng chuyển dịch diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên trong tổng lao động tự tạo việc làm mặc dù lao động tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong 10 năm qua và cho đến hiện nay. Tính chung cả nước tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp đã tăng từ 11% năm 1997 lên 20,4% năm 2004.
Cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong số lao động làm thuê ở nông thôn ít thay đổi trong thập kỷ vừa qua nhưng tỷ lệ lao động làm thuê phi nông nghiệp luôn chiếm phần áp đảo (với 90% năm 2004). Điều này trái ngược hoàn toàn với cơ cấu lao động tự tạo ở nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu về lao động làm thuê khá khác nhau giữa các vùng trong nước. Tỷ lệ lao động làm thuê nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn đáng kể so với các tỉnh phía Nam trong thời gian 10 năm vừa qua.
Tính trên phạm vi cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73% và tình hình di cu lao động diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và đặc biệt là những năm gần đây. Tỷ lệ lao động di cư đi khỏi vùng của vùng Duyên hải Nam trung bộ chiếm một tỷ lệ cao nhất chiếm tới 31% tổng số lao động di cư của cả nước và bằng 3,38% tổng số người đang làm việc tại vùng (với 118 ngàn người) ở thời điểm 01/07/2004. Trong khi đó, Đông Nam bộ là vùng tiếp nhận nhiều lao động di cư đến nhất chiếm tới 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước và bằng 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng ở cùng thời điểm. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động di cư với tỷ lệ 57% tính chung cho cả nước. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số trong tổng số lao động di cư đến các vùng. Gần 70% số lao động di cư đến các vùng ở độ tuổi dưới 30.
Lao động di cư đi từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ văn hoá cao nhất với khoảng 42% số lao động này có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Trong khi đó lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất. Đa số lao động di cư từ các khu vực này có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống.
Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được tiếp tục mở rộng. Di cư nội vùng có thể sẽ tăng lên nhiều hơn do quá trình CNH và đô thị hoá ngày càng lan toả trong nội bộ các vùng trong cả nước.