Học sinh Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ thực hành
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung nhưng bao gồm nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu nhất thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau hoặc các vùng khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành hoặc các vùng này.
Có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Tác động của một số yếu tố chủ yếu nhất trong các nhóm yếu tố này được thể hiện như sau:
Trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng này: i) có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) tác động mạnh hơn trong thời kỳ 2001-2004 so với thời kỳ 1993-1998 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; iii) Không có ảnh hưởng lớn đến hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự làm; và iv) có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê thời kỳ 1993-1998 nhưng không có ý nghĩa lớn ở thời kỳ 2001-2004. Các chính sách về nâng cao trình độ giáo dục, các chính sách về đào tạo đều có ý nghĩa nâng cao trình độ cho lao động nông thôn và vì vậy có tác động tới quá trình chuyển dịch của đối tượng lao động này.
Giới tính của lao động: Trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới có xác suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ.
Tuổi của lao động: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao. Nói một cách khác, không có sự khác biệt lớn giữa lao động trẻ và lao động có độ tuổi lớn hơn về khả năng chuyển dịch trong loại hình này.
Yếu tố đất đai, bao gồm qui mô đất nông nghiệp của hộ và tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ có ảnh hưỏng đến quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp mặc dù mức độ tác động không lớn. Người lao động có đất nông nghiệp lớn hơn có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp thấp hơn và ngược lại sức ép chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp tăng lên khi đất đai SXNN của họ quá hạn hẹp. Trong trường hợp này đất đai là yếu tố “đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Ảnh hưởng của qui mô diện tích đất nông nghiệp và xác lập các quyền về sử dụng đất đối với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn hơn ở miền núi, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Các chính sách về đất đai xuất phát từ Luật đất đai năm 1993, Sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và gần đây nhất là Luật đất đai 2003 có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về đa dạng hóa cây trồng, các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm cũng có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động nông thôn và có tác dụng khác nhau đối với người lao động của các hộ có qui mô đất khác nhau hoặc có tỷ lệ đất được xác lập quyền sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, các chính sách này chủ yếu làm thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ các phân ngành nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy, không thể hiện ở các loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Thu nhập từ SX nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập giữa hoạt động SXNN và phi nông nghiệp của lao động là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng lao động nông thôn chuyển dịch. Thu nhập nông nghiệp cao thì khả năng chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giảm xuống và ngược lại. Tuy vậy, tác động này trong thời kỳ 2001-2004 nhỏ hơn thời kỳ 1993-1998 trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những yếu tố “kéo” cơ bản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác ở khu vực phi nông nghiệp, thậm chí các chính sách ở khu vực thành thị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn.
Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hóa của địa phương cũng là một yếu tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: i) ảnh hưởng của yếu tố này cao hơn ở giai đoạn 1993-1998 so với giai đoạn 2001-2004 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; ii) Có tác dụng khá mạnh trong suốt hơn 10 năm qua đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn; iii) Tác động không lớn đối với khả năng lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ.
Vì vậy, tất cả các chính sách nhà nước có tác động đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các khu vực theo hình thức sở hữu, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách thuế, chính sách tài chính v.v... đều có tác động thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn do làm tăng mức độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở tất cả các vùng trong nước.
Mức độ phát triển của hạ tầng cơ sở nông thôn cũng là một yếu tố có tác động lớn đến chuyển dịch lao động. Hạ tầng nông thôn phát triển có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở tất cả các loại hình và ở cả hai khoảng thời gian nghiên cứu là 1993-1998 và 2001-2004. Các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và cả các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở thành thị, đô thị hoá đều có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch của lao động nông thôn. Yếu tố này cũng có thể được coi là một trong những yếu tố “kéo” quan trọng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung nhưng bao gồm nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu nhất thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau hoặc các vùng khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành hoặc các vùng này.
Có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Tác động của một số yếu tố chủ yếu nhất trong các nhóm yếu tố này được thể hiện như sau:
Trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng này: i) có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) tác động mạnh hơn trong thời kỳ 2001-2004 so với thời kỳ 1993-1998 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; iii) Không có ảnh hưởng lớn đến hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự làm; và iv) có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê thời kỳ 1993-1998 nhưng không có ý nghĩa lớn ở thời kỳ 2001-2004. Các chính sách về nâng cao trình độ giáo dục, các chính sách về đào tạo đều có ý nghĩa nâng cao trình độ cho lao động nông thôn và vì vậy có tác động tới quá trình chuyển dịch của đối tượng lao động này.
Giới tính của lao động: Trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới có xác suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ.
Tuổi của lao động: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao. Nói một cách khác, không có sự khác biệt lớn giữa lao động trẻ và lao động có độ tuổi lớn hơn về khả năng chuyển dịch trong loại hình này.
Yếu tố đất đai, bao gồm qui mô đất nông nghiệp của hộ và tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ có ảnh hưỏng đến quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp mặc dù mức độ tác động không lớn. Người lao động có đất nông nghiệp lớn hơn có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp thấp hơn và ngược lại sức ép chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp tăng lên khi đất đai SXNN của họ quá hạn hẹp. Trong trường hợp này đất đai là yếu tố “đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Ảnh hưởng của qui mô diện tích đất nông nghiệp và xác lập các quyền về sử dụng đất đối với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn hơn ở miền núi, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Các chính sách về đất đai xuất phát từ Luật đất đai năm 1993, Sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và gần đây nhất là Luật đất đai 2003 có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về đa dạng hóa cây trồng, các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm cũng có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động nông thôn và có tác dụng khác nhau đối với người lao động của các hộ có qui mô đất khác nhau hoặc có tỷ lệ đất được xác lập quyền sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, các chính sách này chủ yếu làm thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ các phân ngành nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy, không thể hiện ở các loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Thu nhập từ SX nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập giữa hoạt động SXNN và phi nông nghiệp của lao động là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng lao động nông thôn chuyển dịch. Thu nhập nông nghiệp cao thì khả năng chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giảm xuống và ngược lại. Tuy vậy, tác động này trong thời kỳ 2001-2004 nhỏ hơn thời kỳ 1993-1998 trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những yếu tố “kéo” cơ bản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác ở khu vực phi nông nghiệp, thậm chí các chính sách ở khu vực thành thị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn.
Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hóa của địa phương cũng là một yếu tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: i) ảnh hưởng của yếu tố này cao hơn ở giai đoạn 1993-1998 so với giai đoạn 2001-2004 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; ii) Có tác dụng khá mạnh trong suốt hơn 10 năm qua đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn; iii) Tác động không lớn đối với khả năng lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ.
Vì vậy, tất cả các chính sách nhà nước có tác động đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các khu vực theo hình thức sở hữu, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách thuế, chính sách tài chính v.v... đều có tác động thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn do làm tăng mức độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở tất cả các vùng trong nước.
Mức độ phát triển của hạ tầng cơ sở nông thôn cũng là một yếu tố có tác động lớn đến chuyển dịch lao động. Hạ tầng nông thôn phát triển có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở tất cả các loại hình và ở cả hai khoảng thời gian nghiên cứu là 1993-1998 và 2001-2004. Các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và cả các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở thành thị, đô thị hoá đều có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch của lao động nông thôn. Yếu tố này cũng có thể được coi là một trong những yếu tố “kéo” quan trọng.