Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái: Nhiều chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp

11/11/2019 00:38:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT – Ngày 28/6/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định 1076/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Cùng với Đề án này, tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù tỉnh đã có nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Người lao động tại Sản xuất bột đá tại Công ty phát triển số 1 TNHH một thành viên Hải - Dương.

Đó là, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2020 (Quyết định 09/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017).

Nghị quyết 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020.

Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số nội dung chủ yếu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020;

Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2015 (Nghị quyết 08/2018/NQ-HĐND ngày 15/3/2019).

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh (Quyết định 625/QĐ-UBND ngày 09/5/2011 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, Quyết định 3042/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung Quyết định 625/QĐ-UBND).

Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đề ra các mục tiêu cụ thể là: quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp phải thúc đẩy được sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động phải tạo điều kiện phát huy được những lợi thế so sánh của từng lĩnh vực, từng vùng, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khả năng triển khai áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với sự phát triển của các khu đô thị, các vùng kinh tế trong tỉnh và của vùng, gắn với sự phân công, hợp tác lao động trong tỉnh, trong vùng và của cả nước.

 

Ban Biên tập