CTTĐT - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Lục Yên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.
Đan rọ tôm là một trong các nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên
Thông qua đào tạo nghề đã góp phần từng bước thay đổi nhận thức của người lao động, người nông dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn vào sản xuất, từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đóng góp vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Năm 2016, có 2.765 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp trên 500 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng trên 400 người; thương mại-dịch vụ trên 400 người; xuất khẩu lao động 171 người; vay vốn từ quỹ quốc gia việc làm 78 người; cung ứng lao động ngoài tỉnh trên 1.200 người.
Năm 2017, có trên 2.715 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp gần 500 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng 425 người; thương mại-dịch vụ trên 450 người; xuất khẩu lao động 181 người; vay vốn từ quỹ quốc gia việc làm 94 người; cung ứng lao động ngoài tỉnh trên 1.150 người.
Năm 2018, có trên 2.790 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp trên 220 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng 410 người; thương mại-dịch vụ 315 người; xuất khẩu lao động 133 người; vay vốn từ quỹ quốc gia việc làm 87 người; cung ứng lao động ngoài tỉnh trên 1.620 người.
|
Nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ, huyện luôn chú trọng công tác đào tạo nghề, đặc biệt là nghề phi nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp được đào tạo trên địa bàn huyện gồm các nghề: đan rọ tôm, làm tranh đá quý, chạm khắc đá, xây dựng, nghề may, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ... Sau khi được đào tạo số lao động này tham gia các tổ đội sản xuất như xây dựng, cơ sở sản xuất đá quý, chế tác đá đã đem lại thu nhập ổn định cho người lao động, nghề đan rọ tôm có việc làm thường xuyên. Một số nghề như sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ hiện nay chủ yếu là phục vụ nhu cầu của hộ gia đình và dân cư nơi cư trú. Đối với lao động học nghề may sau khi được đào tạo được giới thiệu làm việc cho các doanh nghiệp, cơ sở may mặc.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, hàng năm huyện thực hiện khảo sát bổ sung để cập nhật nhu cầu đào tạo nghề đối với lao động, kết quả cho thấy, số lao động có nhu cầu học các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên, từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của người lao động và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Cùng với đó, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện luôn nhận được sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể; công tác tuyên truyền, khảo sát nhu cầu học nghề, tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm sau học nghề, được quan tâm. Hàng năm các tổ chức hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của hội viên, lập danh sách và phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cơ quan như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề...
Trong giai đoạn 2016 - 2018, toàn huyện đào tạo được 6.940 lao động, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp trên 4 nghìn lao động, nghề phi nông nghiệp gần 3 nghìn lao động. Theo Đề án 1956, trong 3 năm đã đào tạo được trên 2 nghìn lao động, trong đó nghề nông nghiệp trên 1.500 lao
động, nghề phi nông nghiệp trên 530 lao động. Huyện có khoảng hơn 2,5 vạn lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, chủ yếu làm việc ở Khu công nghiệp Thái Nguyên, Bắc Thăng Long, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương...
Một số doanh nghiệp có hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện như Samsung, Canon đã cử cán bộ tuyển dụng hàng tuần tu vấn, nhận hồ sơ của lao động tại huyện, một số công ty, doanh nghiệp thông báo tuyển dụng lao động bằng các hình thức treo băng zôn giới thiệu đị chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc thông qua cộng tác viên….
Trong thời gian tới huyện tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của của người dân về công tác đào tạo nghề; khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, trong đó chú trọng các nghề phi nông nghiệp, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Lục Yên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.Thông qua đào tạo nghề đã góp phần từng bước thay đổi nhận thức của người lao động, người nông dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn vào sản xuất, từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đóng góp vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Năm 2016, có 2.765 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp trên 500 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng trên 400 người; thương mại-dịch vụ trên 400 người; xuất khẩu lao động 171 người; vay vốn từ quỹ quốc gia việc làm 78 người; cung ứng lao động ngoài tỉnh trên 1.200 người.
Năm 2017, có trên 2.715 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp gần 500 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng 425 người; thương mại-dịch vụ trên 450 người; xuất khẩu lao động 181 người; vay vốn từ quỹ quốc gia việc làm 94 người; cung ứng lao động ngoài tỉnh trên 1.150 người.
Năm 2018, có trên 2.790 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp trên 220 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng 410 người; thương mại-dịch vụ 315 người; xuất khẩu lao động 133 người; vay vốn từ quỹ quốc gia việc làm 87 người; cung ứng lao động ngoài tỉnh trên 1.620 người.
Nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ, huyện luôn chú trọng công tác đào tạo nghề, đặc biệt là nghề phi nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp được đào tạo trên địa bàn huyện gồm các nghề: đan rọ tôm, làm tranh đá quý, chạm khắc đá, xây dựng, nghề may, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ... Sau khi được đào tạo số lao động này tham gia các tổ đội sản xuất như xây dựng, cơ sở sản xuất đá quý, chế tác đá đã đem lại thu nhập ổn định cho người lao động, nghề đan rọ tôm có việc làm thường xuyên. Một số nghề như sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ hiện nay chủ yếu là phục vụ nhu cầu của hộ gia đình và dân cư nơi cư trú. Đối với lao động học nghề may sau khi được đào tạo được giới thiệu làm việc cho các doanh nghiệp, cơ sở may mặc.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, hàng năm huyện thực hiện khảo sát bổ sung để cập nhật nhu cầu đào tạo nghề đối với lao động, kết quả cho thấy, số lao động có nhu cầu học các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên, từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của người lao động và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Cùng với đó, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện luôn nhận được sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể; công tác tuyên truyền, khảo sát nhu cầu học nghề, tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm sau học nghề, được quan tâm. Hàng năm các tổ chức hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của hội viên, lập danh sách và phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cơ quan như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề...
Trong giai đoạn 2016 - 2018, toàn huyện đào tạo được 6.940 lao động, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp trên 4 nghìn lao động, nghề phi nông nghiệp gần 3 nghìn lao động. Theo Đề án 1956, trong 3 năm đã đào tạo được trên 2 nghìn lao động, trong đó nghề nông nghiệp trên 1.500 lao
động, nghề phi nông nghiệp trên 530 lao động. Huyện có khoảng hơn 2,5 vạn lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, chủ yếu làm việc ở Khu công nghiệp Thái Nguyên, Bắc Thăng Long, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương...
Một số doanh nghiệp có hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện như Samsung, Canon đã cử cán bộ tuyển dụng hàng tuần tu vấn, nhận hồ sơ của lao động tại huyện, một số công ty, doanh nghiệp thông báo tuyển dụng lao động bằng các hình thức treo băng zôn giới thiệu đị chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc thông qua cộng tác viên….
Trong thời gian tới huyện tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của của người dân về công tác đào tạo nghề; khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, trong đó chú trọng các nghề phi nông nghiệp, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.