CTTĐT - Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, thời gian qua huyện Mù Cang Chải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, tăng cường phối hợp tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh và thị trường lao động ngoài nước.
Năm 2019, huyện phấn đấu sẽ đào tạo nghề cho 650 người
Cùng với đó, huyện đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù của tỉnh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, vay vốn tạo việc làm; tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư doanh nghiệp, phát triển ngành nghề; đặc biệt là chú trọng thông tin về thị trường lao động, đào tạo nghề gắn với dự báo nhu cầu lao động của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từng xã, thị trấn. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Theo đó, năm 2019, huyện phấn đấu sẽ đào tạo nghề cho 650 người. Trong đó, lao động nông nghiệp 350 người, lao động phi nông nghiệp 300 người. Cụ thể, trình độ cao đẳng 30 người, trung cấp 100 người, sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng 520 người
Để đạt được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu lao động, thời gian tới, huyện sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung, thâm canh và sản xuất hàng hóa. Triển khai có hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các ngành nghề thế mạnh của địa phương như dịch vụ, thương mại, du lịch…
Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ trong việc dạy nghề, định hướng nghề phi nông nghiệp. Thường xuyên rà soát số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang các ngành như: dịch vụ du lịch cộng đồng, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch, công nghiệp xây dựng, khách sạn…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, thời gian qua huyện Mù Cang Chải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, tăng cường phối hợp tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh và thị trường lao động ngoài nước.Cùng với đó, huyện đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù của tỉnh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, vay vốn tạo việc làm; tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư doanh nghiệp, phát triển ngành nghề; đặc biệt là chú trọng thông tin về thị trường lao động, đào tạo nghề gắn với dự báo nhu cầu lao động của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từng xã, thị trấn. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Theo đó, năm 2019, huyện phấn đấu sẽ đào tạo nghề cho 650 người. Trong đó, lao động nông nghiệp 350 người, lao động phi nông nghiệp 300 người. Cụ thể, trình độ cao đẳng 30 người, trung cấp 100 người, sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng 520 người
Để đạt được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu lao động, thời gian tới, huyện sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung, thâm canh và sản xuất hàng hóa. Triển khai có hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các ngành nghề thế mạnh của địa phương như dịch vụ, thương mại, du lịch…
Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ trong việc dạy nghề, định hướng nghề phi nông nghiệp. Thường xuyên rà soát số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang các ngành như: dịch vụ du lịch cộng đồng, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch, công nghiệp xây dựng, khách sạn…