CTTĐT - Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có biến động lớn, chưa phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm.
Một đối tượng bị bắt giữ tại cơ quan công an.
Nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa mua bán người. Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên về phòng, chống mua bán người; Tăng cường phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc, kịp thời tội phạm mua bán người; ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm mua bán người, kịp thời phối hợp giải cứu, tiếp nhận hồi hương nạn nhân bị mua bán. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, trao đổi với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Từ đầu năm 2019 đến nay, lực lượng Công an tỉnh Yên Bái đã phát hiện, điều tra, khám phá 2 vụ, 4 đối tượng, có hành vi mua bán người, tiến hành khởi tố điều tra chuyển Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố về tội mua bán người với 2 đối tượng.
Tội phạm mua bán người tại Yên Bái tập trung ở địa bàn người dân tộc thiểu số, vùng cao hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống (các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên). Đối tượng phạm tội thường là người dân tộc Mông ở địa phương, câu kết với các đối tượng ở các tỉnh lân cận như Lào Cai, Lai Châu hoặc thông qua người quen đang làm ăn sinh sống ở các tỉnh biên giới và ở bên Trung Quốc để phạm tội. Các đối tượng thường làm quen qua điện thoại, mạng xã hội, hoặc trực tiếp gặp gỡ rủ nạn nhân đi làm các công việc nhàn hạ, với mức thu nhập cao; rủ đi lấy chồng người Trung Quốc hứa hẹn cuộc sống sung sướng; giả vờ yêu nhau, đưa đi chơi, đưa về thăm gia đình... sau đó lừa bán ra nước ngoài làm gái mại dâm hoặc làm vợ bất hợp pháp. Nạn nhân bị mua bán thường là những trẻ em gái và phụ nữ người dân tộc Mông do nhẹ dạ, cả tin, trình độ dân trí hạn chế, hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn, không có việc làm...
Điển hình như vụ chị Phàng Thị Sinh (sinh năm 1995, trú tại thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu) bị một số đối tượng ở huyện Mù Cang Chải, trong đó có Thào A Xú (sinh năm 1997, trú tại xã La Pán Tẩn) lừa bán sang Trung Quốc.
Tiến hành điều tra, xác minh, cơ quan Công an đã triệu tập Thào A Xú. Qua lời khai của Xú, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an đã triệu tập thêm các đối tượng có liên quan gồm: Lý A Cu, sinh năm 1988; Thào A Sử, sinh năm 1998 và Lý A Già, sinh năm 1997 đều trú tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận đã lừa bán chị Phàng Thị Sinh cho một người đàn ông lạ mặt tại Trung Quốc được 20 triệu đồng rồi chia nhau.
Hay vào khoảng tháng 8/2018, Thào Seo Sì và Chẩn Seo Phủ (Chẩn Seo Phụ) đã lừa gạt và đưa Sùng Thị Sông từ km 21 xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái qua huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đến một địa điểm không xác định thuộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bán cho một người đàn ông Trung Quốc và nhận 6.000 Nhân dân tệ, đổi được 20.000.000 đồng Việt Nam (VND) chia nhau, mỗi người 10.000.000 đồng.
Trước những diễn biến phức tạp của tệ nạn buôn bán người, để chặn đứng vấn nạn này, cần sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cơ quan chức năng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân để có những biện pháp phòng chống, bảo vệ bản thân và gia đình trước những đối tượng xấu, từ đó góp phần đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có biến động lớn, chưa phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm. Nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa mua bán người. Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên về phòng, chống mua bán người; Tăng cường phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc, kịp thời tội phạm mua bán người; ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm mua bán người, kịp thời phối hợp giải cứu, tiếp nhận hồi hương nạn nhân bị mua bán. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, trao đổi với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Từ đầu năm 2019 đến nay, lực lượng Công an tỉnh Yên Bái đã phát hiện, điều tra, khám phá 2 vụ, 4 đối tượng, có hành vi mua bán người, tiến hành khởi tố điều tra chuyển Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố về tội mua bán người với 2 đối tượng.
Tội phạm mua bán người tại Yên Bái tập trung ở địa bàn người dân tộc thiểu số, vùng cao hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống (các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên). Đối tượng phạm tội thường là người dân tộc Mông ở địa phương, câu kết với các đối tượng ở các tỉnh lân cận như Lào Cai, Lai Châu hoặc thông qua người quen đang làm ăn sinh sống ở các tỉnh biên giới và ở bên Trung Quốc để phạm tội. Các đối tượng thường làm quen qua điện thoại, mạng xã hội, hoặc trực tiếp gặp gỡ rủ nạn nhân đi làm các công việc nhàn hạ, với mức thu nhập cao; rủ đi lấy chồng người Trung Quốc hứa hẹn cuộc sống sung sướng; giả vờ yêu nhau, đưa đi chơi, đưa về thăm gia đình... sau đó lừa bán ra nước ngoài làm gái mại dâm hoặc làm vợ bất hợp pháp. Nạn nhân bị mua bán thường là những trẻ em gái và phụ nữ người dân tộc Mông do nhẹ dạ, cả tin, trình độ dân trí hạn chế, hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn, không có việc làm...
Điển hình như vụ chị Phàng Thị Sinh (sinh năm 1995, trú tại thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu) bị một số đối tượng ở huyện Mù Cang Chải, trong đó có Thào A Xú (sinh năm 1997, trú tại xã La Pán Tẩn) lừa bán sang Trung Quốc.
Tiến hành điều tra, xác minh, cơ quan Công an đã triệu tập Thào A Xú. Qua lời khai của Xú, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an đã triệu tập thêm các đối tượng có liên quan gồm: Lý A Cu, sinh năm 1988; Thào A Sử, sinh năm 1998 và Lý A Già, sinh năm 1997 đều trú tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận đã lừa bán chị Phàng Thị Sinh cho một người đàn ông lạ mặt tại Trung Quốc được 20 triệu đồng rồi chia nhau.
Hay vào khoảng tháng 8/2018, Thào Seo Sì và Chẩn Seo Phủ (Chẩn Seo Phụ) đã lừa gạt và đưa Sùng Thị Sông từ km 21 xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái qua huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đến một địa điểm không xác định thuộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bán cho một người đàn ông Trung Quốc và nhận 6.000 Nhân dân tệ, đổi được 20.000.000 đồng Việt Nam (VND) chia nhau, mỗi người 10.000.000 đồng.
Trước những diễn biến phức tạp của tệ nạn buôn bán người, để chặn đứng vấn nạn này, cần sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cơ quan chức năng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân để có những biện pháp phòng chống, bảo vệ bản thân và gia đình trước những đối tượng xấu, từ đó góp phần đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.