CTTĐT - Những năm qua, phong trào phụ nữ và hoạt động công tác Hội trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có bước phát triển toàn diện, vững chắc; công tác bình đẳng giới có nhiều chuyển biến tích cực, chị em phụ nữ đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Hội LHPN huyện Văn Chấn hỗ trợ nhà ở cho gia đình hội viên gặp khó khăn
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Chấn hiện có 24 cơ sở Hội và 01 đơn vị trực thuộc với 213 chi hội. Số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 29.889 người, trong đó phụ nữ dân tộc thiểu số: 20.623 người, phụ nữ tôn giáo: 1.205 người, phụ nữ khuyết tật hưởng bảo trợ xã hội 1.239 người. Các tầng lớp phụ nữ trong huyện luôn tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Hiện nay, tỷ lệ nữ cán bộ quản lý các đơn vị sự nghiệp, trường học đạt 61,66%; nữ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp xã đạt 19,42%; nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện đạt 31,37%, có nhiều chị được bầu giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã. Trong nhiệm kỳ, các cấp hội đã giới thiệu được 625 nữ quần chúng ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, trong đó đã có 364 chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; tỷ lệ đảng viên nữ đạt 32% so với tổng số Đảng viên toàn huyện.
Bên cạnh đó, các chị em tích cực học tập, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy thế mạnh của địa phương, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện như: trồng rừng FSC, trồng lúa, trồng chè chất lượng cao, trồng cây ăn quả có múi, trồng dâu, nuôi tằm, trồng quế, chăn nuôi baba, gia súc, gia cầm. Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng thương hiệu đặc sản OCOP với quy mô ngày càng mở rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ cho thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Tích cực tham gia các ngành sản xuất công nghiệp có thế mạnh của huyện như chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất vật liệu xây dựng.... nhiều chị đã phấn đấu trở thành chủ của các cơ sở sản xuất, chế biến mang lại thu nhập cao cho bản thân và người lao động. Ngoài ra, chị em còn giữ vai trò quan trọng trong khôi phục nghề thủ công truyền thống như: thêu, dệt thổ cẩm, tơ tằm; phát triển các nghề thủ công mới như: sản xuất mây, tre song đan, chế tác đá cảnh góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên phụ nữ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 39,53% (năm 2015) xuống còn 10,42% (năm 2020), bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 5,76%/năm.
Các chị đã không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua “dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”; làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp góp phần giữ vững chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục ở 100% xã, thị trấn và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trên địa bàn huyện, nhất là giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện. Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, làng, bản, tổ dân phố văn hóa, nhiều chị đã trở thành hạt nhân phát động và tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương. Hội phụ nữ các cấp đã tổ chức được 2.068 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cho 98.982 lượt hội viên phụ nữ tham gia.
Đặc biệt, khi đại dịch COVID 19 bùng phát, các cấp Hội phụ nữ huyện đã tổ chức được 259 cuộc tuyên truyền theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, thông tin hàng trăm văn bản chỉ đạo, thông báo khẩn của cơ quan y tế để hội viên phụ nữ và nhân dân nắm bắt, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Với việc chủ động lựa chọn nội dung phù hợp, hình thức tuyên truyền được đổi mới, hàng năm có 100% cán bộ, trên 95% hội viên được tham gia học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tiếp cận thông tin tuyên truyền của Hội (vượt chỉ tiêu đề ra 5%). Qua đó, chị em được nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật, đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động người thân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội.
Với phương châm “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, phụ nữ Văn Chấn phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới và hạnh phúc của phụ nữ, góp phần xây dựng huyện Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, phong trào phụ nữ và hoạt động công tác Hội trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có bước phát triển toàn diện, vững chắc; công tác bình đẳng giới có nhiều chuyển biến tích cực, chị em phụ nữ đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội.Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Chấn hiện có 24 cơ sở Hội và 01 đơn vị trực thuộc với 213 chi hội. Số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 29.889 người, trong đó phụ nữ dân tộc thiểu số: 20.623 người, phụ nữ tôn giáo: 1.205 người, phụ nữ khuyết tật hưởng bảo trợ xã hội 1.239 người. Các tầng lớp phụ nữ trong huyện luôn tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Hiện nay, tỷ lệ nữ cán bộ quản lý các đơn vị sự nghiệp, trường học đạt 61,66%; nữ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp xã đạt 19,42%; nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện đạt 31,37%, có nhiều chị được bầu giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã. Trong nhiệm kỳ, các cấp hội đã giới thiệu được 625 nữ quần chúng ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, trong đó đã có 364 chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; tỷ lệ đảng viên nữ đạt 32% so với tổng số Đảng viên toàn huyện.
Bên cạnh đó, các chị em tích cực học tập, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy thế mạnh của địa phương, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện như: trồng rừng FSC, trồng lúa, trồng chè chất lượng cao, trồng cây ăn quả có múi, trồng dâu, nuôi tằm, trồng quế, chăn nuôi baba, gia súc, gia cầm. Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng thương hiệu đặc sản OCOP với quy mô ngày càng mở rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ cho thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Tích cực tham gia các ngành sản xuất công nghiệp có thế mạnh của huyện như chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất vật liệu xây dựng.... nhiều chị đã phấn đấu trở thành chủ của các cơ sở sản xuất, chế biến mang lại thu nhập cao cho bản thân và người lao động. Ngoài ra, chị em còn giữ vai trò quan trọng trong khôi phục nghề thủ công truyền thống như: thêu, dệt thổ cẩm, tơ tằm; phát triển các nghề thủ công mới như: sản xuất mây, tre song đan, chế tác đá cảnh góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên phụ nữ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 39,53% (năm 2015) xuống còn 10,42% (năm 2020), bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 5,76%/năm.
Các chị đã không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua “dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”; làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp góp phần giữ vững chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục ở 100% xã, thị trấn và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trên địa bàn huyện, nhất là giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện. Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, làng, bản, tổ dân phố văn hóa, nhiều chị đã trở thành hạt nhân phát động và tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương. Hội phụ nữ các cấp đã tổ chức được 2.068 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cho 98.982 lượt hội viên phụ nữ tham gia.
Đặc biệt, khi đại dịch COVID 19 bùng phát, các cấp Hội phụ nữ huyện đã tổ chức được 259 cuộc tuyên truyền theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, thông tin hàng trăm văn bản chỉ đạo, thông báo khẩn của cơ quan y tế để hội viên phụ nữ và nhân dân nắm bắt, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Với việc chủ động lựa chọn nội dung phù hợp, hình thức tuyên truyền được đổi mới, hàng năm có 100% cán bộ, trên 95% hội viên được tham gia học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tiếp cận thông tin tuyên truyền của Hội (vượt chỉ tiêu đề ra 5%). Qua đó, chị em được nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật, đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động người thân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội.
Với phương châm “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, phụ nữ Văn Chấn phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới và hạnh phúc của phụ nữ, góp phần xây dựng huyện Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững.