CTTĐT - Dự án do Hagar và Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái phối hợp thực hiện, được tài trợ bởi Quỹ phòng chống bạo lực với Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNTF) được triển khai từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022.
Toàn cảnh Hội nghị khởi động dự án “Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện việc tiếp cận hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới”.
Hagar là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ bảo vệ, phục hồi và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục. Được thành lập vào năm 1994 tại Campuchia, Hagar đã mở rộng phạm vi hoạt động tới Việt Nam và Afghanistan. Hagar Việt Nam được thành lập năm 2009 để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng của nạn mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục. Ở Việt Nam, Hagar hỗ trợ trực tiếp và lâu dài cho các đối tượng hưởng lợi thông qua hình thức: nhà ở an toàn, y tế, tham vấn, công tác xã hội, và hỗ trợ nghề nghiệp. Từ 2009, Hagar đã hỗ trợ cho hơn 250 phụ nữ vượt qua sang chấn tâm lí và hòa nhập thành công vào cộng đồng.
Dự án do Hagar và Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái phối hợp thực hiện, được tài trợ bởi Quỹ phòng chống bạo lực với Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNTF) được triển khai từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022.
Dự án hướng tới mục tiêu phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực, cụ thể là bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, mua bán người và những người có nguy cơ được tăng cường sự an toàn, phúc lợi và tiếng nói của bản thân. Dự án đang được triển khai trên địa bàn hai xã Minh An và Bình Thuận, huyện Văn Chấn.
Từ khi triển khai đến nay, Dự án đã thực hiện nhiều hoạt động trong đó có các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường sự cam kết của chính quyền trong phòng chống bạo lực giới và nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bạo lực giới.
Với mục tiêu 80% cán bộ địa phương tham gia Dự án được tăng cường năng lực và cam kết về phòng chống bạo lực phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ các trường hợp dựa theo hiểu biết về sang chấn, Dự án đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Dự án.
Đến nay, Dự án đã tổ chức 13 khóa tập huấn cho 80 lượt cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn; trong đó: 4 khóa cấp tỉnh, 7 khóa cho cấp huyện, xã và 2 khóa cấp thôn cung cấp kiến thức, hiểu biết về bạo lực giới, hỗ trợ hiểu biết về sang chấn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng điều hành sinh hoạt câu lạc bộ, kiến thức pháp luật về bạo lực giới...
Chị Lò Thị Phấn - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Minh An, cán bộ tham gia Dự án chia sẻ: "Các khóa tập huấn luôn lồng ghép các yếu tố văn hóa địa phương, sử dụng các phương pháp đa dạng, sáng tạo ở mỗi khóa, do đó giúp học viên chúng tôi tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ hiểu hơn, ứng phó với bạo lực giới nhạy cảm hơn, chủ động hơn; đặc biệt trong quá trình hỗ trợ nạn nhân, chúng tôi đã biết sử dụng nguyên tắc "không đổ lỗi", "không áp đặt"...
Dự án đã thành lập hai tổ phản ứng nhanh tại 2 xã để hỗ trợ các trường hợp nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người xảy ra tại địa phương với sự tham gia của 30 thành viên gồm lãnh đạo UBND xã, cán bộ hội phụ nữ, tư pháp, công an, lao động - thương binh và xã hội xã và các trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ.
Trong quá trình triển khai Dự án, để đảm bảo cam kết của chính quyền địa phương trong thực hiện Dự án, chính quyền địa phương đã chủ động ban hành Quy chế hoạt động của tổ phản ứng nhanh, trong đó có yêu cầu các thành viên cam kết tham dự đầy đủ các khóa tập huấn do Dự án tổ chức, từ đó các thành viên nắm bắt thêm được các kiến thức áp dụng vào quá trình triển khai nhiệm vụ tại địa phương.
Các thành viên tổ phản ứng nhanh đã thực hiện gần 400 cuộc vãng gia, tham gia 2 cuộc kiểm huấn hướng dẫn cách hỗ trợ các trường hợp bị bạo lực. Ngoài ra, tổ phản ứng nhanh đã trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc truyền thông diễn ra tại địa phương.
Cùng với nâng cao năng lực và tăng cường cam kết của chính quyền, Dự án đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bạo lực giới. Đến nay, Dự án đã tổ chức 8 cuộc truyền thông và cuộc thi về phòng chống bạo lực gia đình; phòng, chống dịch bệnh Covid-19; cuộc thi "Gia đình chung sức - vun đắp yêu thương" và "Sáng kiến phòng chống xâm hại tình dục” tại 2 xã Minh An, Bình Thuận đã thu hút trên 1.000 người tham dự, giúp người dân có thêm các kiến thức về phòng, chống, giảm thiểu bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đặc biệt, để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng với mong muốn thông qua môi trường mạng xã hội, tiếp cận, tăng tính tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đổi mới hình thức truyền thông, Dự án đã tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến truyền thông trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” theo hình thức trực tuyến. Cuộc thi đã đăng tải 33 tác phẩm dự thi lên trang Fanpage của Hội LHPN, chỉ sau 10 ngày đăng tải đã thu hút trên 20.000 người tiếp cận, trên 31.600 lượt tương tác.
Bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, Phó Ban quản lý Dự án nhận định: “Qua triển khai Dự án, đến nay, bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, góp phần giảm thiểu số vụ việc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; thúc đẩy các quá trình hợp tác giữa các ngành trong việc hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới”.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Dự án do Hagar và Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái phối hợp thực hiện, được tài trợ bởi Quỹ phòng chống bạo lực với Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNTF) được triển khai từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022.Hagar là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ bảo vệ, phục hồi và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục. Được thành lập vào năm 1994 tại Campuchia, Hagar đã mở rộng phạm vi hoạt động tới Việt Nam và Afghanistan. Hagar Việt Nam được thành lập năm 2009 để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng của nạn mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục. Ở Việt Nam, Hagar hỗ trợ trực tiếp và lâu dài cho các đối tượng hưởng lợi thông qua hình thức: nhà ở an toàn, y tế, tham vấn, công tác xã hội, và hỗ trợ nghề nghiệp. Từ 2009, Hagar đã hỗ trợ cho hơn 250 phụ nữ vượt qua sang chấn tâm lí và hòa nhập thành công vào cộng đồng.
Dự án do Hagar và Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái phối hợp thực hiện, được tài trợ bởi Quỹ phòng chống bạo lực với Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNTF) được triển khai từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022.
Dự án hướng tới mục tiêu phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực, cụ thể là bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, mua bán người và những người có nguy cơ được tăng cường sự an toàn, phúc lợi và tiếng nói của bản thân. Dự án đang được triển khai trên địa bàn hai xã Minh An và Bình Thuận, huyện Văn Chấn.
Từ khi triển khai đến nay, Dự án đã thực hiện nhiều hoạt động trong đó có các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường sự cam kết của chính quyền trong phòng chống bạo lực giới và nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bạo lực giới.
Với mục tiêu 80% cán bộ địa phương tham gia Dự án được tăng cường năng lực và cam kết về phòng chống bạo lực phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ các trường hợp dựa theo hiểu biết về sang chấn, Dự án đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Dự án.
Đến nay, Dự án đã tổ chức 13 khóa tập huấn cho 80 lượt cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn; trong đó: 4 khóa cấp tỉnh, 7 khóa cho cấp huyện, xã và 2 khóa cấp thôn cung cấp kiến thức, hiểu biết về bạo lực giới, hỗ trợ hiểu biết về sang chấn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng điều hành sinh hoạt câu lạc bộ, kiến thức pháp luật về bạo lực giới...
Chị Lò Thị Phấn - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Minh An, cán bộ tham gia Dự án chia sẻ: "Các khóa tập huấn luôn lồng ghép các yếu tố văn hóa địa phương, sử dụng các phương pháp đa dạng, sáng tạo ở mỗi khóa, do đó giúp học viên chúng tôi tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ hiểu hơn, ứng phó với bạo lực giới nhạy cảm hơn, chủ động hơn; đặc biệt trong quá trình hỗ trợ nạn nhân, chúng tôi đã biết sử dụng nguyên tắc "không đổ lỗi", "không áp đặt"...
Dự án đã thành lập hai tổ phản ứng nhanh tại 2 xã để hỗ trợ các trường hợp nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người xảy ra tại địa phương với sự tham gia của 30 thành viên gồm lãnh đạo UBND xã, cán bộ hội phụ nữ, tư pháp, công an, lao động - thương binh và xã hội xã và các trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ.
Trong quá trình triển khai Dự án, để đảm bảo cam kết của chính quyền địa phương trong thực hiện Dự án, chính quyền địa phương đã chủ động ban hành Quy chế hoạt động của tổ phản ứng nhanh, trong đó có yêu cầu các thành viên cam kết tham dự đầy đủ các khóa tập huấn do Dự án tổ chức, từ đó các thành viên nắm bắt thêm được các kiến thức áp dụng vào quá trình triển khai nhiệm vụ tại địa phương.
Các thành viên tổ phản ứng nhanh đã thực hiện gần 400 cuộc vãng gia, tham gia 2 cuộc kiểm huấn hướng dẫn cách hỗ trợ các trường hợp bị bạo lực. Ngoài ra, tổ phản ứng nhanh đã trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc truyền thông diễn ra tại địa phương.
Cùng với nâng cao năng lực và tăng cường cam kết của chính quyền, Dự án đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bạo lực giới. Đến nay, Dự án đã tổ chức 8 cuộc truyền thông và cuộc thi về phòng chống bạo lực gia đình; phòng, chống dịch bệnh Covid-19; cuộc thi "Gia đình chung sức - vun đắp yêu thương" và "Sáng kiến phòng chống xâm hại tình dục” tại 2 xã Minh An, Bình Thuận đã thu hút trên 1.000 người tham dự, giúp người dân có thêm các kiến thức về phòng, chống, giảm thiểu bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đặc biệt, để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng với mong muốn thông qua môi trường mạng xã hội, tiếp cận, tăng tính tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đổi mới hình thức truyền thông, Dự án đã tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến truyền thông trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” theo hình thức trực tuyến. Cuộc thi đã đăng tải 33 tác phẩm dự thi lên trang Fanpage của Hội LHPN, chỉ sau 10 ngày đăng tải đã thu hút trên 20.000 người tiếp cận, trên 31.600 lượt tương tác.
Bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, Phó Ban quản lý Dự án nhận định: “Qua triển khai Dự án, đến nay, bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, góp phần giảm thiểu số vụ việc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; thúc đẩy các quá trình hợp tác giữa các ngành trong việc hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới”.