Huyện Văn Chấn hiện có trên 6.000 đối tượng chính sách, người có công, trong đó có 769 đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Nhiều năm nay, Mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị É ở bản Phiêng, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn luôn được các chị em của Hội Phụ nữ xã đến động viên, chăm sóc. Từ những việc làm tưởng chừng đơn giản như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, thay giặt áo quần cho mẹ... nhưng các chị đã thể hiện được tính nhân văn cao cả của các thế hệ con cháu đối với người có công.
“Được chính quyền địa phương quan tâm, ngày lễ, ngày tết được nhận quà, ngày thường được các cháu đến chăm sóc, động viên, mẹ vui lắm”- mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị É chia sẻ.
Trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ông Phạm Bá Bôn - thương binh ¼ ở xã Sơn Thịnh thì xúc động chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào ngày lễ, tết tôi và gia đình đều được các đồng chí lãnh đạo xã, huyện đến thăm hỏi, động viên và tặng quà. Tôi rất vui vì những sự cống hiến của mình trong thời chiến nay được các cấp ủy quan tâm chu đáo, đó cũng là nguồn động viên để gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, động viên con cháu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tập trung phát triển kinh tế”.
Còn với bệnh binh Trần Bá Điện ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, những ngày này, niềm vui như được nhân lên khi được sự quan tâm của tỉnh, huyện hỗ trợ làm nhà mới. Ông Điện cho biết: “Gia đình được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh và của huyện cùng với sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, bà con chòm xóm, gia đình tôi đã xây dựng được căn nhà khang trang, sạch đẹp, không lo mưa, nắng nữa”.
Cũng như Mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị É, thương binh Phạm Bá Bôn hay bệnh binh Trần Bá Diện, trong nhiều năm qua tất cả các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn đều được các cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn quan tâm chu đáo.
Đồng chí Trịnh Khắc Nghĩa - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, huyện Văn Chấn hiện có trên 6.000 đối tượng chính sách, người có công, trong đó có 769 đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Để thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã tham mưu giúp UBND huyện ra Quyết định điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho thanh niên xung phong, đặc biệt xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2017) đến 100% các xã, thị trấn, trong đó tập trung vào các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh, người có công.
Đồng thời, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và sự chung tay vào cuộc của các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm để tu sửa, làm nhà mới cho các đối tượng, gia đình có công với cách mạng có hoàn khó khăn trong cuộc sống”.
Nhằm thực hiện tốt Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hàng năm huyện Văn Chấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách.
Nhờ vậy, từ tháng 4/2016 đến nay, toàn huyện đã tu sửa và làm mới được 21 nhà ở cho người có công, với mức hỗ trợ từ 40 - 50 triệu đồng/ nhà, trong đó làm mới được 17 nhà, 4 nhà tu sửa; tổ chức gặp mặt, tặng quà nhân dịp lễ, tết, góp phần động viên, khích lệ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Với những việc làm cụ thể, sát thực tế của các cấp, các ngành trong toàn huyện Văn Chấn về công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công đã thể hiện đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay về tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Báo Yên Bái
Huyện Văn Chấn hiện có trên 6.000 đối tượng chính sách, người có công, trong đó có 769 đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.Nhiều năm nay, Mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị É ở bản Phiêng, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn luôn được các chị em của Hội Phụ nữ xã đến động viên, chăm sóc. Từ những việc làm tưởng chừng đơn giản như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, thay giặt áo quần cho mẹ... nhưng các chị đã thể hiện được tính nhân văn cao cả của các thế hệ con cháu đối với người có công.
“Được chính quyền địa phương quan tâm, ngày lễ, ngày tết được nhận quà, ngày thường được các cháu đến chăm sóc, động viên, mẹ vui lắm”- mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị É chia sẻ.
Trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ông Phạm Bá Bôn - thương binh ¼ ở xã Sơn Thịnh thì xúc động chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào ngày lễ, tết tôi và gia đình đều được các đồng chí lãnh đạo xã, huyện đến thăm hỏi, động viên và tặng quà. Tôi rất vui vì những sự cống hiến của mình trong thời chiến nay được các cấp ủy quan tâm chu đáo, đó cũng là nguồn động viên để gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, động viên con cháu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tập trung phát triển kinh tế”.
Còn với bệnh binh Trần Bá Điện ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, những ngày này, niềm vui như được nhân lên khi được sự quan tâm của tỉnh, huyện hỗ trợ làm nhà mới. Ông Điện cho biết: “Gia đình được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh và của huyện cùng với sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, bà con chòm xóm, gia đình tôi đã xây dựng được căn nhà khang trang, sạch đẹp, không lo mưa, nắng nữa”.
Cũng như Mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị É, thương binh Phạm Bá Bôn hay bệnh binh Trần Bá Diện, trong nhiều năm qua tất cả các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn đều được các cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn quan tâm chu đáo.
Đồng chí Trịnh Khắc Nghĩa - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, huyện Văn Chấn hiện có trên 6.000 đối tượng chính sách, người có công, trong đó có 769 đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Để thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã tham mưu giúp UBND huyện ra Quyết định điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho thanh niên xung phong, đặc biệt xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2017) đến 100% các xã, thị trấn, trong đó tập trung vào các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh, người có công.
Đồng thời, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và sự chung tay vào cuộc của các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm để tu sửa, làm nhà mới cho các đối tượng, gia đình có công với cách mạng có hoàn khó khăn trong cuộc sống”.
Nhằm thực hiện tốt Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hàng năm huyện Văn Chấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách.
Nhờ vậy, từ tháng 4/2016 đến nay, toàn huyện đã tu sửa và làm mới được 21 nhà ở cho người có công, với mức hỗ trợ từ 40 - 50 triệu đồng/ nhà, trong đó làm mới được 17 nhà, 4 nhà tu sửa; tổ chức gặp mặt, tặng quà nhân dịp lễ, tết, góp phần động viên, khích lệ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Với những việc làm cụ thể, sát thực tế của các cấp, các ngành trong toàn huyện Văn Chấn về công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công đã thể hiện đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay về tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.