CTTĐT - Đánh giặc ngoại xâm đã khó, chống lại giặc đói nghèo còn khó khăn hơn khi mà hầu hết những người lính bước ra từ cuộc chiến đều mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh và chỉ có đôi bàn tay trắng. Thế nhưng, vượt lên tất cả, họ đã từng bước phát triển kinh tế, gây dựng sự nghiệp, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thắng, bệnh binh hạng 2/3 ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình sinh năm 1952 tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Năm 1972, ông lên đường nhập ngũ, nhận nhiệm vụ làm lính lái ô tô và xe tăng thiết giáp chuyên vận chuyển vũ khí, đạn dược và người từ Bắc vào chiến trường Bình - Trị - Thiên. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông về công tác tại Lữ đoàn Tăng thiết giáp.
Trong một lần nhận nhiệm vụ lên Yên Bái công tác, ông gặp và quen với vợ mình là bà Phạm Thị Sản rồi nên duyên vợ chồng. Đến năm 1983, được ra quân và ông chuyển lên sinh sống tại xã Đại Đồng, huyện Yên Bình là quê vợ. Thời gian mới lên đất Đại Đồng, ông gặp rất nhiều khó khăn vì gia đình nghèo đói.
Đặc biệt, với nhiều thương tổn sức khỏe như: chấn thương sọ não, lệch khớp xương ngực, răng chỉ còn 5 chiếc, giảm 75% sức nhai, nên cuộc sống của vợ chồng ông lại càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, với ý chí sắt son, bản lĩnh của người lính được tôi luyện nhiều năm trong quân ngũ, hai vợ chồng ông đã đi lên từ đôi bàn tay trắng. Năm 1994, với chủ trương giao đất, giao rừng, ông được nhận 4 ha rừng. Dù sức khỏe không còn được như xưa, nhưng ngoài việc trồng rừng ông còn ngày đêm khai hoang mở đất, đào hàng trăm mét vuông đất nắn dòng chảy đào ao thả cả.
Ngồi trong căn nhà xây rộng 150 m2 khang trang, đầy đủ tiện nghi, bồi hồi nhớ về những ngày tháng gian khổ ông kể: "Khi mới được giao đất, cả 4 ha đồi toàn cây cỏ dại. Ngày nào hai vợ chồng tôi cũng đi phát rừng từ sớm tinh mơ đến tối mịt. Trồng được rừng rồi lại đào ao để thả cá. Lúc ấy, gia đình khó khăn không có tiền thuê thợ, nên hai vợ chồng lại khai hoang từng mét vuông đất, đào từng xẻng đất làm ao. Ngoài ra, vợ chồng tôi còn chăn nuôi thêm lợn, gà để tăng thu nhập. Rồi khó khăn cũng qua đi, cuộc sống dần khấm khá lên từ đấy".
Chia tay CCB Nguyễn Đức Thắng, chúng tôi tiếp tục hành trình đến huyện Trấn Yên. Trên con đường 2 km từ trung tâm xã Đào Thịnh vào thăm Hợp tác xã (HTX) 6/12 của những người CCB, tôi được nghe kể về chuyện những người lính thời bình cùng nhau phát triển kinh tế. Đầu những năm 1990, Hội CCB xã Đào Thịnh được giao bảo vệ 10 ha rừng thuộc địa phận giáp ranh xã Đào Thịnh, Việt Thành, Tân Đồng. Năm 1998, sau khi có chủ trương giao đất, giao rừng, Hội được giao 15 ha đất rừng để trồng và phát triển kinh tế.
Đến năm 2004, các thành viên Hội CCB tham gia bảo vệ rừng đã thành lập HTX 6/12. Đến nay, HTX được giao quản lý và trồng trên 80 ha quế, đem lại thu nhập hàng năm cho hội viên từ 60 đến 100 triệu đồng/người. Khuất sâu trong núi, bao phủ bởi những đồi quế xanh mướt là ngôi nhà cấp 4 khang trang, tiện nghi của trụ sở HTX 6/12. Giữa cái nắng oi ả của ngày hè, CCB, thương binh Phạm Đình Chi - thành viên của HTX nhanh nhẹn khoác lên mình bộ quần áo lao động, tay cầm dao phát và ông hồ hởi dẫn chúng tôi lên thăm đồi quế.
Ông sinh năm 1959, khi 18 tuổi thì đi bộ đội ở chiến trường biên giới Tây Nam, làm liên lạc cho đại đội trưởng. Tháng 5/1978, trong một lần đi liên lạc không may bị thương ở đầu, chân và hỏng mắt trái. Điều trị một thời gian, đến tháng 5/1979 ông phục viên và lập gia đình. Bồi hồi nhớ lại quá khứ, ông kể: "Về quê, tôi tham gia vào Hội CCB xã. Gia đình, anh em trong Hội cũng đều hoàn cảnh như nhau, nghèo, đói nên dựa vào nhau giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.
Khi được giao đất, giao rừng, anh em chúng tôi phấn khởi lắm, bảo ban nhau trông coi làm lụng, phân công rõ ràng mỗi ngày đêm một người trông coi, bảo vệ đồi rừng, phân công cả lịch làm cỏ, chăm sóc quế. Thế nhưng, chúng tôi đều là CCB, mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh, nên sức khỏe không được như người thường, đặc biệt những hôm trái gió trở trời hay đau ốm nên mọi người thấu hiểu và động viên nhau. Hôm nay người này ốm thì người khác trông thay".
Tình cảm đối với những người đồng đội cùng trở về sau chiến tranh, trách nhiệm đối với gia đình, con em những người đồng đội đã ngã xuống, đến năm 2014, tổ HTX 6/12 đóng góp mỗi thành viên 500 triệu đồng mở nhà máy sản xuất tinh dầu quế nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho hội viên, giải quyết việc làm cho con em, người thân trong gia đình các CCB.
Trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo hôm nay, nhiều CCB đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thử thách, họ đã tựa vào nhau, mong muốn cùng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ông Đoàn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội CCB tỉnh cho biết: "Những năm qua, các cấp Hội đã đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa, giúp nhau xóa nhà dột nát, giảm nghèo, nâng cao đời sống hội viên, góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Đến nay, Hội có 72 doanh nghiệp vừa và nhỏ do CCB làm chủ, 25 HTX, 125 tổ hợp tác, 104 trang trại, 1.190 gia trại, 3 câu lạc bộ doanh nhân cấp huyện.
Nhờ đó, đã tạo việc làm cho trên 18.000 lao động là CCB, con em CCB, cựu quân nhân và nhân dân địa phương. Tính đến tháng 4/2017, có gần 44% hội viên CCB có mức sống khá, giàu, còn 5,11% hội viên có mức sống cận nghèo và gần 14% hội viên có mức sống nghèo; trên 850 hộ hội viên thu nhập 61 - 80 triệu đồng/ năm, trên 350 hội viên có thu nhập 81 - 100 triệu đồng/ năm, đặc biệt có trên 180 hộ hội viên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm".
Những việc làm thiết thực, những tấm gương thương binh, bệnh binh như Nguyễn Đức Thắng, Phạm Đình Chi đã đưa phong trào CCB phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo của CCB Yên Bái có bước phát triển mạnh mẽ. Dù mọi khó khăn, gian khổ họ vẫn lạc quan, yêu đời, tự mình vượt lên sự hành hạ của thương tật, tự lao động nuôi sống bản thân và gia đình, không một lời than phiền...
Đặc biệt, họ vẫn mãi vẹn nguyên phẩm chất người lính Cụ Hồ và luôn xứng đáng với lời dạy của Bác đối với thương binh, bệnh binh: “tàn nhưng không phế”. Tinh thần thép và ý chí quyết tâm của những người CCB ấy, luôn là điểm tựa vững vàng cho thế hệ trẻ hôm nay phấn đấu, noi theo.
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đánh giặc ngoại xâm đã khó, chống lại giặc đói nghèo còn khó khăn hơn khi mà hầu hết những người lính bước ra từ cuộc chiến đều mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh và chỉ có đôi bàn tay trắng. Thế nhưng, vượt lên tất cả, họ đã từng bước phát triển kinh tế, gây dựng sự nghiệp, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thắng, bệnh binh hạng 2/3 ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình sinh năm 1952 tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Năm 1972, ông lên đường nhập ngũ, nhận nhiệm vụ làm lính lái ô tô và xe tăng thiết giáp chuyên vận chuyển vũ khí, đạn dược và người từ Bắc vào chiến trường Bình - Trị - Thiên. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông về công tác tại Lữ đoàn Tăng thiết giáp.
Trong một lần nhận nhiệm vụ lên Yên Bái công tác, ông gặp và quen với vợ mình là bà Phạm Thị Sản rồi nên duyên vợ chồng. Đến năm 1983, được ra quân và ông chuyển lên sinh sống tại xã Đại Đồng, huyện Yên Bình là quê vợ. Thời gian mới lên đất Đại Đồng, ông gặp rất nhiều khó khăn vì gia đình nghèo đói.
Đặc biệt, với nhiều thương tổn sức khỏe như: chấn thương sọ não, lệch khớp xương ngực, răng chỉ còn 5 chiếc, giảm 75% sức nhai, nên cuộc sống của vợ chồng ông lại càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, với ý chí sắt son, bản lĩnh của người lính được tôi luyện nhiều năm trong quân ngũ, hai vợ chồng ông đã đi lên từ đôi bàn tay trắng. Năm 1994, với chủ trương giao đất, giao rừng, ông được nhận 4 ha rừng. Dù sức khỏe không còn được như xưa, nhưng ngoài việc trồng rừng ông còn ngày đêm khai hoang mở đất, đào hàng trăm mét vuông đất nắn dòng chảy đào ao thả cả.
Ngồi trong căn nhà xây rộng 150 m2 khang trang, đầy đủ tiện nghi, bồi hồi nhớ về những ngày tháng gian khổ ông kể: "Khi mới được giao đất, cả 4 ha đồi toàn cây cỏ dại. Ngày nào hai vợ chồng tôi cũng đi phát rừng từ sớm tinh mơ đến tối mịt. Trồng được rừng rồi lại đào ao để thả cá. Lúc ấy, gia đình khó khăn không có tiền thuê thợ, nên hai vợ chồng lại khai hoang từng mét vuông đất, đào từng xẻng đất làm ao. Ngoài ra, vợ chồng tôi còn chăn nuôi thêm lợn, gà để tăng thu nhập. Rồi khó khăn cũng qua đi, cuộc sống dần khấm khá lên từ đấy".
Chia tay CCB Nguyễn Đức Thắng, chúng tôi tiếp tục hành trình đến huyện Trấn Yên. Trên con đường 2 km từ trung tâm xã Đào Thịnh vào thăm Hợp tác xã (HTX) 6/12 của những người CCB, tôi được nghe kể về chuyện những người lính thời bình cùng nhau phát triển kinh tế. Đầu những năm 1990, Hội CCB xã Đào Thịnh được giao bảo vệ 10 ha rừng thuộc địa phận giáp ranh xã Đào Thịnh, Việt Thành, Tân Đồng. Năm 1998, sau khi có chủ trương giao đất, giao rừng, Hội được giao 15 ha đất rừng để trồng và phát triển kinh tế.
Đến năm 2004, các thành viên Hội CCB tham gia bảo vệ rừng đã thành lập HTX 6/12. Đến nay, HTX được giao quản lý và trồng trên 80 ha quế, đem lại thu nhập hàng năm cho hội viên từ 60 đến 100 triệu đồng/người. Khuất sâu trong núi, bao phủ bởi những đồi quế xanh mướt là ngôi nhà cấp 4 khang trang, tiện nghi của trụ sở HTX 6/12. Giữa cái nắng oi ả của ngày hè, CCB, thương binh Phạm Đình Chi - thành viên của HTX nhanh nhẹn khoác lên mình bộ quần áo lao động, tay cầm dao phát và ông hồ hởi dẫn chúng tôi lên thăm đồi quế.
Ông sinh năm 1959, khi 18 tuổi thì đi bộ đội ở chiến trường biên giới Tây Nam, làm liên lạc cho đại đội trưởng. Tháng 5/1978, trong một lần đi liên lạc không may bị thương ở đầu, chân và hỏng mắt trái. Điều trị một thời gian, đến tháng 5/1979 ông phục viên và lập gia đình. Bồi hồi nhớ lại quá khứ, ông kể: "Về quê, tôi tham gia vào Hội CCB xã. Gia đình, anh em trong Hội cũng đều hoàn cảnh như nhau, nghèo, đói nên dựa vào nhau giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.
Khi được giao đất, giao rừng, anh em chúng tôi phấn khởi lắm, bảo ban nhau trông coi làm lụng, phân công rõ ràng mỗi ngày đêm một người trông coi, bảo vệ đồi rừng, phân công cả lịch làm cỏ, chăm sóc quế. Thế nhưng, chúng tôi đều là CCB, mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh, nên sức khỏe không được như người thường, đặc biệt những hôm trái gió trở trời hay đau ốm nên mọi người thấu hiểu và động viên nhau. Hôm nay người này ốm thì người khác trông thay".
Tình cảm đối với những người đồng đội cùng trở về sau chiến tranh, trách nhiệm đối với gia đình, con em những người đồng đội đã ngã xuống, đến năm 2014, tổ HTX 6/12 đóng góp mỗi thành viên 500 triệu đồng mở nhà máy sản xuất tinh dầu quế nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho hội viên, giải quyết việc làm cho con em, người thân trong gia đình các CCB.
Trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo hôm nay, nhiều CCB đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thử thách, họ đã tựa vào nhau, mong muốn cùng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ông Đoàn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội CCB tỉnh cho biết: "Những năm qua, các cấp Hội đã đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa, giúp nhau xóa nhà dột nát, giảm nghèo, nâng cao đời sống hội viên, góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Đến nay, Hội có 72 doanh nghiệp vừa và nhỏ do CCB làm chủ, 25 HTX, 125 tổ hợp tác, 104 trang trại, 1.190 gia trại, 3 câu lạc bộ doanh nhân cấp huyện.
Nhờ đó, đã tạo việc làm cho trên 18.000 lao động là CCB, con em CCB, cựu quân nhân và nhân dân địa phương. Tính đến tháng 4/2017, có gần 44% hội viên CCB có mức sống khá, giàu, còn 5,11% hội viên có mức sống cận nghèo và gần 14% hội viên có mức sống nghèo; trên 850 hộ hội viên thu nhập 61 - 80 triệu đồng/ năm, trên 350 hội viên có thu nhập 81 - 100 triệu đồng/ năm, đặc biệt có trên 180 hộ hội viên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm".
Những việc làm thiết thực, những tấm gương thương binh, bệnh binh như Nguyễn Đức Thắng, Phạm Đình Chi đã đưa phong trào CCB phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo của CCB Yên Bái có bước phát triển mạnh mẽ. Dù mọi khó khăn, gian khổ họ vẫn lạc quan, yêu đời, tự mình vượt lên sự hành hạ của thương tật, tự lao động nuôi sống bản thân và gia đình, không một lời than phiền...
Đặc biệt, họ vẫn mãi vẹn nguyên phẩm chất người lính Cụ Hồ và luôn xứng đáng với lời dạy của Bác đối với thương binh, bệnh binh: “tàn nhưng không phế”. Tinh thần thép và ý chí quyết tâm của những người CCB ấy, luôn là điểm tựa vững vàng cho thế hệ trẻ hôm nay phấn đấu, noi theo.