CTTĐT - 33 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về một thời đạn bom khốc liệt trong những trận chiến tại mặt trận biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) vẫn nguyên vẹn trong tâm trí của những người lính đã từng chiến đấu tại Mặt trận Vị Xuyên.
Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược tại biên giới phía Bắc 17/2/1979, với sức mạnh đoàn kết dân tộc, tinh thần chiến đấu quả cảm và anh dũng của quân và dân ta, quân xâm lược đã tổn thất nặng nề và rút chạy về bên kia biên giới. Tuy nhiên kẻ thù thâm độc và xảo quyệt đã chọn Hà Giang làm nơi đọ đầu lịch sử bởi núi đá cao, vách đứng, địa hình chia cắt và con đường chi viện độc đạo nhỏ bé dọc sông Lô về Hà Nội. Trong một thời gian ngắn, chúng đã đánh chiếm các cao điểm 1509, 1030, 772, 685, binh độ 300 - 400, 226, 223 của huyện Vị Xuyên và điểm cao 1250 Núi Bạc, huyện Yên Minh, kiểm soát và khống chế toàn thị xã, các hoạt động lưu thông, các mục tiêu quốc phòng quan trọng.
Với tinh thần cả nước vì Hà Tuyên, Hà Tuyên vì cả nước, chiến dịch MB84 và Bộ Tư lệnh mặt trận được thành lập, hàng chục sư đoàn và đơn vị độc lập được điều động tham gia chiến đấu. Rạng sáng ngày 12/7/2984, Sư đoàn 356 được lệnh tấn công tổng lực để giành lấy các cao điểm 685, 772, 1030, 1509. Trong thế trận địch đóng ở trên núi, ta ở dưới các chân núi, trận chiến đã diễn ra rất khốc liệt. Trong trận đánh kinh hoàng ấy, Sư đoàn chủ lực 356 gần như bị xóa sổ. Mặc dù ra đã giành lại được các điểm cao 685 và 773 nhưng đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại mảnh đất này.
Hôm nay, các cao điểm 685, 772, 1030, 1509…đã được thay thế bằng những rừng cây xanh mướt xen kẽ những bản làng và những con đường mới mở, nhưng trong tâm trí những cựu chiến binh thì nơi đây vẫn đặc quánh màu khói pháo, thuốc súng của những trận đánh năm xưa. Nhắc lại trận chiến kinh hoàng trên “Đồi thịt băm”, cao điểm 772 trong ngày 12/7/1984, CCB Nguyễn Văn Kim ngày đó cũng như bao thanh niên cùng trang lứa ở phường Minh Tân, thị xã Yên Bái (nay là TP Yên Bái), theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc hăng hái lên đường bảo vệ biên cương.
Anh được phiên chế vào Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. Những ký ức kinh hoàng trong các trận đánh được anh và đồng đội ghi nhớ từng khoảnh khắc, ám ảnh theo tháng năm, trong từng giấc ngủ. Mỗi lần gặp lại đồng đội cũ, thăm lại chiến trường xưa, kể lại ký ức bi tráng ở mặt trận Vị Xuyên, họ lại ôm chầm lấy nhau mà khóc.
Trở lại trận đánh trên “Đồi thịt băm”, CCB Nguyễn Văn Kim kể: “Đúng 4 giờ sáng ngày 12/7/1984, mặt đất rung chuyển, chớp lửa chói lòa, cỏ cây, đất đá rơi ầm ầm, đạn pháo trút xuống như mưa lên các sườn đồi của cao điểm 772. Tôi và đồng đội tai ù đặc vì tiếng pháo nổ, những cột lửa đỏ rực. Lúc đầu lệnh nổ súng chưa phát ra, chúng tôi chỉ biết ẩn nấp trong những công sự vừa đào cách đấy ít phút, giữ cho thân mình khỏi bị những mảnh đạn văng vào".
"Nhiệm vụ của Tiểu đoàn 3 chúng tôi được giao là tiến công mục tiêu Đ3 của cao điểm 772 và chọc sâu chia cắt lực lượng tiếp viện của địch từ cao điểm 1509 xuống, đồng thời tổ chức đánh thẳng vào trận địa pháo và nhà kho của địch. Khi phát hiện ta tổ chức tấn công, địch tập trung hỏa lực từ lô cốt trên cao bắn xuống rất mạnh làm cán bộ, chiến sỹ của ta bị thương và hy sinh nhiều. Đúng thời điểm đó, chiến sỹ Đặng Văn Gấm của Tiểu đoàn 3 đã dùng súng B41 bắn liên tiếp 2 quả đạn trúng vào lô cốt, khiến hỏa lực địch im bặt. Chớp thời cơ, bộ đội ta ào ào xông lên và chỉ sau mấy phút đã chiếm được tiền duyên tuyến hào 1 của địch. Tuy nhiên, sau đó địch lại khống chế các hỏa lực của tiểu đoàn, anh em phải nằm ép xuống dưới tuyến hào và không thể tiến sâu thêm được, anh Gấm bị thương nặng được đưa về tuyến sau điều trị. Trận đánh đó, anh Gấm được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai. Mọi người đều thầm nghĩ, nếu không có hai quả đạn B41 của anh Gấm thì anh em chắc gì còn được ngồi đây” - ông Kim nhớ lại.
Trong trận chiến khốc liệt ngày 12/7, còn rất nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng ngoan cường khác. Trong số đó, không thể không nhắc đến Đại đội trưởng Đại đội 11 Nguyễn Văn Minh, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. CCB Nguyễn Văn Kim nhớ lại: Mặc dù bị thương nặng hai lần ở đùi nhưng anh Minh vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội chiến đấu anh dũng, kiên cường, sau đó thì ngất đi. Khi tỉnh dậy, anh bò lết từ tuyến hào 1 xuống đến chân Đ3 và bị lạc mất đồng đội suốt 6 ngày đêm.
Đến gần 4h sáng ngày 18/7, chúng tôi tìm được anh Minh ở gần một cái cối nước và bụi mía, khi đó anh đã phải dùng mười đầu ngón tay còn lành lặn cào bới rễ cây ăn để cầm cự sống. Gặp chúng tôi, anh Minh chỉ kêu lên được một tiếng rồi ngất lịm đi.
Năm 2012, chúng tôi gặp lại nhau tại cao điểm 468, lặng người tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống, anh Minh chỉ tay về phía bản Nặm Ngặt nơi ghi nhớ dấu tích của mình năm xưa.
Trong những ngày Tháng Bảy này, địa danh Thanh Thủy, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đồi 468… đón những đoàn người từ khắp mọi miền Tổ quốc trở về tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Sự hy sinh anh dũng của quân và dân, nhất là cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 33 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về một thời đạn bom khốc liệt trong những trận chiến tại mặt trận biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) vẫn nguyên vẹn trong tâm trí của những người lính đã từng chiến đấu tại Mặt trận Vị Xuyên.Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược tại biên giới phía Bắc 17/2/1979, với sức mạnh đoàn kết dân tộc, tinh thần chiến đấu quả cảm và anh dũng của quân và dân ta, quân xâm lược đã tổn thất nặng nề và rút chạy về bên kia biên giới. Tuy nhiên kẻ thù thâm độc và xảo quyệt đã chọn Hà Giang làm nơi đọ đầu lịch sử bởi núi đá cao, vách đứng, địa hình chia cắt và con đường chi viện độc đạo nhỏ bé dọc sông Lô về Hà Nội. Trong một thời gian ngắn, chúng đã đánh chiếm các cao điểm 1509, 1030, 772, 685, binh độ 300 - 400, 226, 223 của huyện Vị Xuyên và điểm cao 1250 Núi Bạc, huyện Yên Minh, kiểm soát và khống chế toàn thị xã, các hoạt động lưu thông, các mục tiêu quốc phòng quan trọng.
Với tinh thần cả nước vì Hà Tuyên, Hà Tuyên vì cả nước, chiến dịch MB84 và Bộ Tư lệnh mặt trận được thành lập, hàng chục sư đoàn và đơn vị độc lập được điều động tham gia chiến đấu. Rạng sáng ngày 12/7/2984, Sư đoàn 356 được lệnh tấn công tổng lực để giành lấy các cao điểm 685, 772, 1030, 1509. Trong thế trận địch đóng ở trên núi, ta ở dưới các chân núi, trận chiến đã diễn ra rất khốc liệt. Trong trận đánh kinh hoàng ấy, Sư đoàn chủ lực 356 gần như bị xóa sổ. Mặc dù ra đã giành lại được các điểm cao 685 và 773 nhưng đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại mảnh đất này.
Hôm nay, các cao điểm 685, 772, 1030, 1509…đã được thay thế bằng những rừng cây xanh mướt xen kẽ những bản làng và những con đường mới mở, nhưng trong tâm trí những cựu chiến binh thì nơi đây vẫn đặc quánh màu khói pháo, thuốc súng của những trận đánh năm xưa. Nhắc lại trận chiến kinh hoàng trên “Đồi thịt băm”, cao điểm 772 trong ngày 12/7/1984, CCB Nguyễn Văn Kim ngày đó cũng như bao thanh niên cùng trang lứa ở phường Minh Tân, thị xã Yên Bái (nay là TP Yên Bái), theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc hăng hái lên đường bảo vệ biên cương.
Anh được phiên chế vào Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. Những ký ức kinh hoàng trong các trận đánh được anh và đồng đội ghi nhớ từng khoảnh khắc, ám ảnh theo tháng năm, trong từng giấc ngủ. Mỗi lần gặp lại đồng đội cũ, thăm lại chiến trường xưa, kể lại ký ức bi tráng ở mặt trận Vị Xuyên, họ lại ôm chầm lấy nhau mà khóc.
Trở lại trận đánh trên “Đồi thịt băm”, CCB Nguyễn Văn Kim kể: “Đúng 4 giờ sáng ngày 12/7/1984, mặt đất rung chuyển, chớp lửa chói lòa, cỏ cây, đất đá rơi ầm ầm, đạn pháo trút xuống như mưa lên các sườn đồi của cao điểm 772. Tôi và đồng đội tai ù đặc vì tiếng pháo nổ, những cột lửa đỏ rực. Lúc đầu lệnh nổ súng chưa phát ra, chúng tôi chỉ biết ẩn nấp trong những công sự vừa đào cách đấy ít phút, giữ cho thân mình khỏi bị những mảnh đạn văng vào".
"Nhiệm vụ của Tiểu đoàn 3 chúng tôi được giao là tiến công mục tiêu Đ3 của cao điểm 772 và chọc sâu chia cắt lực lượng tiếp viện của địch từ cao điểm 1509 xuống, đồng thời tổ chức đánh thẳng vào trận địa pháo và nhà kho của địch. Khi phát hiện ta tổ chức tấn công, địch tập trung hỏa lực từ lô cốt trên cao bắn xuống rất mạnh làm cán bộ, chiến sỹ của ta bị thương và hy sinh nhiều. Đúng thời điểm đó, chiến sỹ Đặng Văn Gấm của Tiểu đoàn 3 đã dùng súng B41 bắn liên tiếp 2 quả đạn trúng vào lô cốt, khiến hỏa lực địch im bặt. Chớp thời cơ, bộ đội ta ào ào xông lên và chỉ sau mấy phút đã chiếm được tiền duyên tuyến hào 1 của địch. Tuy nhiên, sau đó địch lại khống chế các hỏa lực của tiểu đoàn, anh em phải nằm ép xuống dưới tuyến hào và không thể tiến sâu thêm được, anh Gấm bị thương nặng được đưa về tuyến sau điều trị. Trận đánh đó, anh Gấm được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai. Mọi người đều thầm nghĩ, nếu không có hai quả đạn B41 của anh Gấm thì anh em chắc gì còn được ngồi đây” - ông Kim nhớ lại.
Trong trận chiến khốc liệt ngày 12/7, còn rất nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng ngoan cường khác. Trong số đó, không thể không nhắc đến Đại đội trưởng Đại đội 11 Nguyễn Văn Minh, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. CCB Nguyễn Văn Kim nhớ lại: Mặc dù bị thương nặng hai lần ở đùi nhưng anh Minh vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội chiến đấu anh dũng, kiên cường, sau đó thì ngất đi. Khi tỉnh dậy, anh bò lết từ tuyến hào 1 xuống đến chân Đ3 và bị lạc mất đồng đội suốt 6 ngày đêm.
Đến gần 4h sáng ngày 18/7, chúng tôi tìm được anh Minh ở gần một cái cối nước và bụi mía, khi đó anh đã phải dùng mười đầu ngón tay còn lành lặn cào bới rễ cây ăn để cầm cự sống. Gặp chúng tôi, anh Minh chỉ kêu lên được một tiếng rồi ngất lịm đi.
Năm 2012, chúng tôi gặp lại nhau tại cao điểm 468, lặng người tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống, anh Minh chỉ tay về phía bản Nặm Ngặt nơi ghi nhớ dấu tích của mình năm xưa.
Trong những ngày Tháng Bảy này, địa danh Thanh Thủy, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đồi 468… đón những đoàn người từ khắp mọi miền Tổ quốc trở về tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Sự hy sinh anh dũng của quân và dân, nhất là cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.