Với những giải pháp đa dạng, trong thời gian qua công tác giảm nghèo ở huyện Văn Chấn đã thu được những kết quả quan trọng, trực tiếp tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Mô hình hỗ trợ nuôi bò sinh sản do nguồn quỹ Vì người nghèo huyện Văn Chấn cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, làm tiền đề bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua huyện Văn Chấn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo. Qua đó, khơi dậy tính tự lực, tự cường của người dân trong việc chung tay xóa đói giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới. Nhờ vậy, số hộ nghèo giảm dần qua từng năm, bộ mặt nông thôn miền núi không ngừng khởi sắc.
Để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện đã chỉ đạo các xã, các tổ chức, đoàn thể trực tiếp giúp hộ dân tộc thiểu số (DTTS) về khoa học, kỹ thuật, tư liệu sản xuất, vốn…
Các chính sách về an sinh xã hội, công tác xóa đói, giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, huyện đã xây dựng kế hoạch, đặt mục tiêu giảm nghèo từ 4 -7% (tương đương giảm từ 1.500 đến trên 2.500 hộ nghèo) để thực hiện.
Huyện cũng đề ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo chung của huyện.
Nhờ thực hiện các chương trình giảm nghèo nên nhận thức của nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực. Nhiều nhóm hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và vươn lên thoát nghèo bền vững, điển hình như hộ ông Cầm Văn Mằn, thôn Viềng Công, ông Đồng Văn Ngọc, thôn Bản Lốm thuộc xã Hạnh Sơn với mô hình nuôi lợn hướng nạc cho thu nhập từ 150 -170 triệu đồng/ năm...
Tính riêng giai đoạn 2015 - 2019, địa phương đã xuất khẩu trên 803 lao động; trong đó, trên 70% là người DTTS, giải quyết việc làm mới cho 15.216 lượt người lao động; từ đó, họ có điều kiện giúp đỡ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, huyện Văn Chấn đã huy động các nguồn lực thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ- TTg giai đoạn 2 của Thủ tướng Chính phủ cho 927 hộ nghèo, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 23,82 tỷ đồng. Chương trình nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, ngành và đông đảo nhân dân, tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với hộ nghèo chưa có nhà ở. Hỗ trợ 3 đề án khuyến công cho 3 doanh nghiệp có giám đốc là người DTTS; tạo điều kiện về kinh phí để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho lao động địa phương".
Từ các dự án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, đến nay, 100% các xã có đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất; trường học, trạm y tế đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân…
Các chương trình, dự án được triển khai, đã góp phần để huyện giảm trên 5% hộ nghèo. Có thể thấy, từ việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc nên đời sống vùng DTTS ở huyện Văn Chấn đã từng bước được nâng lên; khối đại đoàn kết các dân tộc luôn được giữ vững; lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tạo đà cho kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển bền vững.
Ban Biên tập
Với những giải pháp đa dạng, trong thời gian qua công tác giảm nghèo ở huyện Văn Chấn đã thu được những kết quả quan trọng, trực tiếp tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, làm tiền đề bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua huyện Văn Chấn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo. Qua đó, khơi dậy tính tự lực, tự cường của người dân trong việc chung tay xóa đói giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới. Nhờ vậy, số hộ nghèo giảm dần qua từng năm, bộ mặt nông thôn miền núi không ngừng khởi sắc.
Để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện đã chỉ đạo các xã, các tổ chức, đoàn thể trực tiếp giúp hộ dân tộc thiểu số (DTTS) về khoa học, kỹ thuật, tư liệu sản xuất, vốn…
Các chính sách về an sinh xã hội, công tác xóa đói, giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, huyện đã xây dựng kế hoạch, đặt mục tiêu giảm nghèo từ 4 -7% (tương đương giảm từ 1.500 đến trên 2.500 hộ nghèo) để thực hiện.
Huyện cũng đề ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo chung của huyện.
Nhờ thực hiện các chương trình giảm nghèo nên nhận thức của nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực. Nhiều nhóm hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và vươn lên thoát nghèo bền vững, điển hình như hộ ông Cầm Văn Mằn, thôn Viềng Công, ông Đồng Văn Ngọc, thôn Bản Lốm thuộc xã Hạnh Sơn với mô hình nuôi lợn hướng nạc cho thu nhập từ 150 -170 triệu đồng/ năm...
Tính riêng giai đoạn 2015 - 2019, địa phương đã xuất khẩu trên 803 lao động; trong đó, trên 70% là người DTTS, giải quyết việc làm mới cho 15.216 lượt người lao động; từ đó, họ có điều kiện giúp đỡ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, huyện Văn Chấn đã huy động các nguồn lực thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ- TTg giai đoạn 2 của Thủ tướng Chính phủ cho 927 hộ nghèo, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 23,82 tỷ đồng. Chương trình nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, ngành và đông đảo nhân dân, tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với hộ nghèo chưa có nhà ở. Hỗ trợ 3 đề án khuyến công cho 3 doanh nghiệp có giám đốc là người DTTS; tạo điều kiện về kinh phí để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho lao động địa phương".
Từ các dự án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, đến nay, 100% các xã có đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất; trường học, trạm y tế đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân…
Các chương trình, dự án được triển khai, đã góp phần để huyện giảm trên 5% hộ nghèo. Có thể thấy, từ việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc nên đời sống vùng DTTS ở huyện Văn Chấn đã từng bước được nâng lên; khối đại đoàn kết các dân tộc luôn được giữ vững; lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tạo đà cho kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển bền vững.