Cùng với thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác, như: Chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ về giáo dục; chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; chính sách trợ giúp pháp lý; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ về lao động - việc làm.
Tỉnh đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã có 100% đối tượng người nghèo và người cận nghèo được tham gia BHYT (người thuộc hộ cận nghèo được nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng BHYT, 30% còn lại được Dự án NOREED hỗ trợ 20% và Quỹ BHYT tỉnh hỗ trợ 10%). Đã hỗ trợ mua 2.186.395 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, người làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình với tổng kinh phí là 2.043.341 triệu đồng. Đến hết 2020 tổng số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế ước đạt 126 đơn vị. Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng yếu thế được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, trong đó 100% trạm Y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được khám chữa bệnh và được tiếp cận với dịch vụ y tế công, từ đó có điều kiện để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Chương trình Mở rộng vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn ngân hàng thế giới (hợp phần Y tế) năm 2016 - 2020 đã hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo cải tạo, xây mới 30.000 nhà tiêu.
Giai đoạn 2016 - 2019 toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho 681.200 lượt học sinh. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi, chính sách đối với học sinh bán trú và trường bán trú trên địa bàn tỉnh, kinh phí thực hiện đến nay là 950.956 triệu đồng. Bên cạnh đó hỗ trợ 14.859 tấn gạo cho 110.682 học sinh.
Đến hết năm 2019, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã triển khai trên địa bàn tỉnh 15 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ, tăng 03 chương trình so với năm 2015. Tổng nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 3.055.700 triệu đồng. Với nguồn vốn trên, giai đoạn 2016 - 2019, đã thực hiện cho vay mới 73.636 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác với số tiền 2.856.000 triệu đồng, trong đó có 30.344 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 1.167.700 triệu đồng; 9.603 lượt hộ vay vốn với số tiền 404.000 triệu đồng. Đến 31/12/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.051.000 triệu đồng, số khách hàng còn dư nợ các chương trình 82.989 hộ.
Với nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên, trong những năm qua các khách hàng vay vốn đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 49.302 ha rừng, 1.956 ha chè, 1.071 ha cây ăn quả; mua 48.560 con trâu, bò; 41.250 con lợn, dê, cừu; hàng trăm ngàn con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn m2 nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiêu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 24.881 công trình nước sạch, 24.881 công trình vệ sinh cho hộ dân ở khu vực nông thôn; 3.707 học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 2.704 hộ nghèo làm nhà ở; tạo thêm 5.002 việc làm mới cho người lao động.
Cùng với đó, tỉnh đã bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Hỗ trợ các cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ đóng mới lồng cá; cải tạo ruộng kém hiệu quả; hỗ trợ trồng mới và trồng cải tạo diện tích cây ăn quả các loại; hỗ trợ canh tác ngô đông trên đất 2 vụ lúa; hỗ trợ trồng mới quế, măng tre Bát Độ, cây Sơn tra; hỗ trợ cây rơm làm thức ăn gia súc... Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000 ha, vùng ngô 15.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung trên 1.000 ha, vùng cây ăn quả gần 9.000 ha, vùng chè 8.000 ha (trong đó chè Shan vùng cao trên 1.700 ha, chè giống tiến bộ trên 3.500 ha), măng tre Bát độ trên 6.600 ha, quế gần 76.000 ha, Sơn tra trên 6.000 ha, đàn trâu bò gần 130.000 con, diện tích nuôi thủy sản trên 2.600 ha và gần 2.000 lồng cá qua đó góp phần mở rộng sinh kế, tạo thu nhập bền vững cho người nghèo trong tỉnh.
Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiêu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện với 5 hoạt động gồm: Tham gia tố tụng; tăng cường năng lực cho người trợ giúp pháp lý; xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc; thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, từ năm 2016 - 2019 đã có 5.581 hộ được hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí 223.302,9 triệu đồng.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với các lao động tại khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư, củng cố, mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, nhất là Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó tỉnh còn làm tôt công tác tuyên truyền, để thay đổi và từng bước nâng cao nhận thức của lao động là người nghèo người dân tộc thiểu số về đào tạo nghề. Giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo cho 80.923 người, trong đó: trình độ cao đẳng 6.018 người; trình độ trung cấp 11.025 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 63.880 người (trong đó: hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 là 20.874). Trong đó có nhiều lao động là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề được hỗ trợ các chế độ theo quy định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 60%, trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo ước đạt 29,4%. Với việc thực hiện hiệu quả lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm, tỉnh Yên Bái đã có 75.564 lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm (trong đó tạo việc làm trong nước là 71.071 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 4.493 lao động).
Có thể thấy, với việc triển khai hiệu qủa các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp; đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và của chính người thuộc hộ nghèo.
Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên; mức sống dân cư được cải thiện; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Cùng với thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác, như: Chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ về giáo dục; chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; chính sách trợ giúp pháp lý; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ về lao động - việc làm.Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã có 100% đối tượng người nghèo và người cận nghèo được tham gia BHYT (người thuộc hộ cận nghèo được nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng BHYT, 30% còn lại được Dự án NOREED hỗ trợ 20% và Quỹ BHYT tỉnh hỗ trợ 10%). Đã hỗ trợ mua 2.186.395 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, người làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình với tổng kinh phí là 2.043.341 triệu đồng. Đến hết 2020 tổng số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế ước đạt 126 đơn vị. Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng yếu thế được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, trong đó 100% trạm Y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được khám chữa bệnh và được tiếp cận với dịch vụ y tế công, từ đó có điều kiện để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Chương trình Mở rộng vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn ngân hàng thế giới (hợp phần Y tế) năm 2016 - 2020 đã hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo cải tạo, xây mới 30.000 nhà tiêu.
Giai đoạn 2016 - 2019 toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho 681.200 lượt học sinh. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi, chính sách đối với học sinh bán trú và trường bán trú trên địa bàn tỉnh, kinh phí thực hiện đến nay là 950.956 triệu đồng. Bên cạnh đó hỗ trợ 14.859 tấn gạo cho 110.682 học sinh.
Đến hết năm 2019, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã triển khai trên địa bàn tỉnh 15 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ, tăng 03 chương trình so với năm 2015. Tổng nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 3.055.700 triệu đồng. Với nguồn vốn trên, giai đoạn 2016 - 2019, đã thực hiện cho vay mới 73.636 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác với số tiền 2.856.000 triệu đồng, trong đó có 30.344 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 1.167.700 triệu đồng; 9.603 lượt hộ vay vốn với số tiền 404.000 triệu đồng. Đến 31/12/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.051.000 triệu đồng, số khách hàng còn dư nợ các chương trình 82.989 hộ.
Với nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên, trong những năm qua các khách hàng vay vốn đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 49.302 ha rừng, 1.956 ha chè, 1.071 ha cây ăn quả; mua 48.560 con trâu, bò; 41.250 con lợn, dê, cừu; hàng trăm ngàn con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn m2 nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiêu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 24.881 công trình nước sạch, 24.881 công trình vệ sinh cho hộ dân ở khu vực nông thôn; 3.707 học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 2.704 hộ nghèo làm nhà ở; tạo thêm 5.002 việc làm mới cho người lao động.
Cùng với đó, tỉnh đã bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Hỗ trợ các cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ đóng mới lồng cá; cải tạo ruộng kém hiệu quả; hỗ trợ trồng mới và trồng cải tạo diện tích cây ăn quả các loại; hỗ trợ canh tác ngô đông trên đất 2 vụ lúa; hỗ trợ trồng mới quế, măng tre Bát Độ, cây Sơn tra; hỗ trợ cây rơm làm thức ăn gia súc... Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000 ha, vùng ngô 15.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung trên 1.000 ha, vùng cây ăn quả gần 9.000 ha, vùng chè 8.000 ha (trong đó chè Shan vùng cao trên 1.700 ha, chè giống tiến bộ trên 3.500 ha), măng tre Bát độ trên 6.600 ha, quế gần 76.000 ha, Sơn tra trên 6.000 ha, đàn trâu bò gần 130.000 con, diện tích nuôi thủy sản trên 2.600 ha và gần 2.000 lồng cá qua đó góp phần mở rộng sinh kế, tạo thu nhập bền vững cho người nghèo trong tỉnh.
Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiêu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện với 5 hoạt động gồm: Tham gia tố tụng; tăng cường năng lực cho người trợ giúp pháp lý; xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc; thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, từ năm 2016 - 2019 đã có 5.581 hộ được hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí 223.302,9 triệu đồng.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với các lao động tại khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư, củng cố, mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, nhất là Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó tỉnh còn làm tôt công tác tuyên truyền, để thay đổi và từng bước nâng cao nhận thức của lao động là người nghèo người dân tộc thiểu số về đào tạo nghề. Giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo cho 80.923 người, trong đó: trình độ cao đẳng 6.018 người; trình độ trung cấp 11.025 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 63.880 người (trong đó: hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 là 20.874). Trong đó có nhiều lao động là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề được hỗ trợ các chế độ theo quy định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 60%, trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo ước đạt 29,4%. Với việc thực hiện hiệu quả lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm, tỉnh Yên Bái đã có 75.564 lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm (trong đó tạo việc làm trong nước là 71.071 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 4.493 lao động).
Có thể thấy, với việc triển khai hiệu qủa các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp; đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và của chính người thuộc hộ nghèo.
Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên; mức sống dân cư được cải thiện; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.