CTTĐT - HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến nay đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Thu nhập bình quân người lao động trong các HTX khoảng 3,5 - 4,0 triệu đồng/người/tháng
Tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đến hết năm 2020 là 279 HTX, chiếm 60% tổng số HTX, tăng 94 HTX (tăng 50,8%) so với năm 2018 (185 HTX). với tổng số thành viên là 8.200 người; số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 4.900 người; doanh thu của HTX khoảng 1.480 triệu đồng/HTX; lãi bình quân HTX khoảng 330 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân người lao động khoảng 3,5 - 4,0 triệu đồng/người/tháng.
Từ năm 2018 đến nay, đã hình thành nhiều mô hình HTX vừa cung cấp dịch vụ, vừa tổ chức nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm, sản xuất rau an toàn, trồng cây dược liệu... Nhiều HTX đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến; thực hiện nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thành viên và nhân dân như: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu một phần sản phẩm đầu ra cho nông dân (chè, gỗ, măng tre,...), các dịch vụ sau thu hoạch, chế biến.... Trên địa bàn tỉnh đã thành lập một số mô hình HTX vừa cung cấp dịch vụ, vừa tổ chức nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm, sản xuất rau an toàn, trồng và bảo tồn, phát triển cây dược liệu... Thông qua các khâu dịch vụ, các HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tiến hành sản xuất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh.
Khoảng 55% các HTX trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoạt động hiệu quả (Khoảng 153 HTX) do nắm bắt được thị trường, lợi thế tại địa phương để tổ chức sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các HTX trồng và chế biến nông lâm sản. Các HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư, trang bị máy móc, đào tạo kỹ thuật chế biến và cam kết bao tiêu sản phẩm cho HTX; HTX tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, tổ chức thu mua nguyên liệu, sản xuất, sơ chế theo tiêu chuẩn và đơn đặt hàng của doanh nghiệp). Đồng thời, để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, các HTX đã cam kết hỗ trợ các dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân nhằm ổn định sản xuất. Bước đầu đã hình thành các chuỗi sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đến cung cấp sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài, tiêu biểu như: Sản phẩm chè (HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận huyện Văn Chấn; HTX chè Tân Hương huyện Yên Bình); sản phẩm măng tre Bát Độ (HTX dịch vụ tổng hợp Kiên Thành huyện Trấn Yên); sản phẩm gỗ rừng trồng (HTX Hoàng Nam huyện Yên Bình); sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế (HTX dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Công Tâm huyện Văn Yên).
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến nay đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đến hết năm 2020 là 279 HTX, chiếm 60% tổng số HTX, tăng 94 HTX (tăng 50,8%) so với năm 2018 (185 HTX). với tổng số thành viên là 8.200 người; số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 4.900 người; doanh thu của HTX khoảng 1.480 triệu đồng/HTX; lãi bình quân HTX khoảng 330 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân người lao động khoảng 3,5 - 4,0 triệu đồng/người/tháng.
Từ năm 2018 đến nay, đã hình thành nhiều mô hình HTX vừa cung cấp dịch vụ, vừa tổ chức nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm, sản xuất rau an toàn, trồng cây dược liệu... Nhiều HTX đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến; thực hiện nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thành viên và nhân dân như: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu một phần sản phẩm đầu ra cho nông dân (chè, gỗ, măng tre,...), các dịch vụ sau thu hoạch, chế biến.... Trên địa bàn tỉnh đã thành lập một số mô hình HTX vừa cung cấp dịch vụ, vừa tổ chức nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm, sản xuất rau an toàn, trồng và bảo tồn, phát triển cây dược liệu... Thông qua các khâu dịch vụ, các HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tiến hành sản xuất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh.
Khoảng 55% các HTX trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoạt động hiệu quả (Khoảng 153 HTX) do nắm bắt được thị trường, lợi thế tại địa phương để tổ chức sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các HTX trồng và chế biến nông lâm sản. Các HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư, trang bị máy móc, đào tạo kỹ thuật chế biến và cam kết bao tiêu sản phẩm cho HTX; HTX tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, tổ chức thu mua nguyên liệu, sản xuất, sơ chế theo tiêu chuẩn và đơn đặt hàng của doanh nghiệp). Đồng thời, để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, các HTX đã cam kết hỗ trợ các dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân nhằm ổn định sản xuất. Bước đầu đã hình thành các chuỗi sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đến cung cấp sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài, tiêu biểu như: Sản phẩm chè (HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận huyện Văn Chấn; HTX chè Tân Hương huyện Yên Bình); sản phẩm măng tre Bát Độ (HTX dịch vụ tổng hợp Kiên Thành huyện Trấn Yên); sản phẩm gỗ rừng trồng (HTX Hoàng Nam huyện Yên Bình); sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế (HTX dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Công Tâm huyện Văn Yên).