Với lực lượng lao động nữ chiếm trên 80% trong sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương, những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Xuân Ái (Văn Yên) đã triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương Hội và Tỉnh hội phát động tới toàn thể hội viên trong xã, nhất là Phong trào "Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi”, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Đông ở thôn Sông Hồng cho thu nhập ổn định.
Đưa chúng tôi tới thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng quế, chăn nuôi trâu, bò kết hợp của một hội viên ở thôn Sông Hồng, chị Hoàng Như Lê - Chủ tịch HPN xã Xuân Ái thông tin nhanh: "HPN xã Xuân Ái hiện có 1.434 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 7 chi hội. Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, 5 năm qua, hội viên phụ nữ xã Xuân Ái luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương Hội cũng như tỉnh phát động như các phong trào: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
"Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi” gắn với đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; "Phụ nữ Trấn Yên chung sức xây dựng nông thôn mới,” hay Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã đề ra...”. Chị Lê nói thêm.
Trong lĩnh vực kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, Hội đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp, phối hợp với các cơ quan chuyên môn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, vận động hội viên tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của Đảng bộ xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn; chăn nuôi trâu, bò kết hợp; chăn nuôi vịt đẻ trứng, nuôi gà thương phẩm... triển khai tới tất cả hội viên ở 7 thôn trong xã.
Để giúp hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình, HPN xã đã thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa HPN với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai hỗ trợ cho hội viên nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững.
Hiện đã duy trì 5 tổ vay vốn với tổng nguồn vốn vay 9,7 tỷ đồng, cho 226 gia đình hội viên vay phát triển kinh tế. Ngoài ra, Hội vận động chị em tích cực tham gia nhóm tiết kiệm xoay vòng vốn tại các chi hội với nhiều loại hình tiết kiệm khác nhau như: tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng có 2 nhóm với 172 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm là trên 84 triệu đồng; nhóm tiết kiệm và cho vay thôn, bản có 5 nhóm với 59 thành viên tham gia, tổng số tiền tiết kiệm là 64 triệu đồng; nhóm tiết kiệm theo Chương trình Dự án Care có 5 nhóm với 76 thành viên, tiết kiệm được 244 triệu đồng...
Từ các nguồn vốn vay, chị em đã sử dụng đúng mục đích, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như: mô hình chăn nuôi trâu, bò kết hợp; mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng quế hay kinh doanh, dịch vụ... cho thu nhập từ 100 - 300 triệu đồng/năm. Điển hình như chị Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng - Chi hội thôn Trung Tâm với mô hình kinh doanh, dịch vụ; chị Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Quỳnh - Chi hội thôn Quyết Hùng, chị Nguyễn Thị Thuyên - Chi hội thôn Đoàn Kết, chị Nguyễn Thị Đông - Chi hội thôn Sông Hồng với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng dâu nuôi tằm, trồng quế...
Chị Nguyễn Thị Đông - hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Sông Hồng chia sẻ: "Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng do HPN xã triển khai, năm 2017, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi 1 mẫu đất soi bãi trồng rau màu sang trồng dâu nuôi tằm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá kén tằm có thời điểm xuống chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg, thu nhập chỉ được trên 70 triệu đồng nhưng gia đình vẫn duy trì nuôi để đảm bảo cuộc sống; năm 2021, giá kén lên, sản lượng kén thu được trên 100 tấn bán với giá từ 100 - 110.000 đồng/kg, thu nhập trên 100 triệu đồng. Cùng với nuôi tằm gia đình tôi đã trồng được 1,2 ha quế trên 2 năm tuổi và năm nay tiếp tục đăng ký xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Hiện nay gia đình có 7 con trâu và đã mua thêm 11 con bò 3B, hết trên 340 triệu đồng về đầu tư chuồng trại chăn nuôi. Dự kiến chỉ nuôi 2 năm là được bán với trọng lượng từ 700 - 800 kg/con...”.
Những kết quả đạt được của HPN xã Xuân Ái trong việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương đặc biệt là Phong trào "Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi” thời gian qua đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 2,64% năm 2020, vượt mục tiêu của xã đề ra.
Theo Báo Yên Bái
Với lực lượng lao động nữ chiếm trên 80% trong sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương, những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Xuân Ái (Văn Yên) đã triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương Hội và Tỉnh hội phát động tới toàn thể hội viên trong xã, nhất là Phong trào "Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi”, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương.Đưa chúng tôi tới thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng quế, chăn nuôi trâu, bò kết hợp của một hội viên ở thôn Sông Hồng, chị Hoàng Như Lê - Chủ tịch HPN xã Xuân Ái thông tin nhanh: "HPN xã Xuân Ái hiện có 1.434 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 7 chi hội. Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, 5 năm qua, hội viên phụ nữ xã Xuân Ái luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương Hội cũng như tỉnh phát động như các phong trào: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
"Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi” gắn với đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; "Phụ nữ Trấn Yên chung sức xây dựng nông thôn mới,” hay Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã đề ra...”. Chị Lê nói thêm.
Trong lĩnh vực kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, Hội đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp, phối hợp với các cơ quan chuyên môn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, vận động hội viên tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của Đảng bộ xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn; chăn nuôi trâu, bò kết hợp; chăn nuôi vịt đẻ trứng, nuôi gà thương phẩm... triển khai tới tất cả hội viên ở 7 thôn trong xã.
Để giúp hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình, HPN xã đã thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa HPN với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai hỗ trợ cho hội viên nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững.
Hiện đã duy trì 5 tổ vay vốn với tổng nguồn vốn vay 9,7 tỷ đồng, cho 226 gia đình hội viên vay phát triển kinh tế. Ngoài ra, Hội vận động chị em tích cực tham gia nhóm tiết kiệm xoay vòng vốn tại các chi hội với nhiều loại hình tiết kiệm khác nhau như: tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng có 2 nhóm với 172 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm là trên 84 triệu đồng; nhóm tiết kiệm và cho vay thôn, bản có 5 nhóm với 59 thành viên tham gia, tổng số tiền tiết kiệm là 64 triệu đồng; nhóm tiết kiệm theo Chương trình Dự án Care có 5 nhóm với 76 thành viên, tiết kiệm được 244 triệu đồng...
Từ các nguồn vốn vay, chị em đã sử dụng đúng mục đích, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như: mô hình chăn nuôi trâu, bò kết hợp; mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng quế hay kinh doanh, dịch vụ... cho thu nhập từ 100 - 300 triệu đồng/năm. Điển hình như chị Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng - Chi hội thôn Trung Tâm với mô hình kinh doanh, dịch vụ; chị Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Quỳnh - Chi hội thôn Quyết Hùng, chị Nguyễn Thị Thuyên - Chi hội thôn Đoàn Kết, chị Nguyễn Thị Đông - Chi hội thôn Sông Hồng với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng dâu nuôi tằm, trồng quế...
Chị Nguyễn Thị Đông - hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Sông Hồng chia sẻ: "Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng do HPN xã triển khai, năm 2017, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi 1 mẫu đất soi bãi trồng rau màu sang trồng dâu nuôi tằm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá kén tằm có thời điểm xuống chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg, thu nhập chỉ được trên 70 triệu đồng nhưng gia đình vẫn duy trì nuôi để đảm bảo cuộc sống; năm 2021, giá kén lên, sản lượng kén thu được trên 100 tấn bán với giá từ 100 - 110.000 đồng/kg, thu nhập trên 100 triệu đồng. Cùng với nuôi tằm gia đình tôi đã trồng được 1,2 ha quế trên 2 năm tuổi và năm nay tiếp tục đăng ký xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Hiện nay gia đình có 7 con trâu và đã mua thêm 11 con bò 3B, hết trên 340 triệu đồng về đầu tư chuồng trại chăn nuôi. Dự kiến chỉ nuôi 2 năm là được bán với trọng lượng từ 700 - 800 kg/con...”.
Những kết quả đạt được của HPN xã Xuân Ái trong việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương đặc biệt là Phong trào "Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi” thời gian qua đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 2,64% năm 2020, vượt mục tiêu của xã đề ra.