CTTĐT - Năm 2016 Ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Mù Cang Chải tiếp tục được tỉnh giao triển khai thực hiện dự án kéo dài, trong đó đã và đang thực hiện 103 tiểu dự án, với nguồn vốn đầu tư ngân hàng thế giới gần 7 tỷ đồng. Sẽ có hàng trăm hộ nghèo được tham gia vào các tiểu dự án.
Dự án trao tặng bò
Các tiểu hợp phần sinh kế được triển khai chủ yếu là thực hiện đầu tư hỗ trợ cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng dịch và kỹ năng sản xuất theo hướng hàng hóa. Các mô hình sản xuất chăn nuôi từ đầu năm nay triển khai tới các hộ gia đình trong vùng dự án như trồng phát triển cây ngô, lạc, gừng, chăn nuôi lợn, dê và gia cầm….
Trong 6 tháng đầu năm ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện đã thẩm định, phê duyệt cho hàng trăm hộ tham gia vào các tiểu dự án sinh kế; đã đầu tư mua và hỗ trợ cho nhân dân các thôn bản được hàng trăm con dê, lợn và gà vịt để phát triển chăn nuôi và hỗ trợ cho nhân dân trồng được hàng trăm ha lạc, ngô và gừng. Bên cạnh đó Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện còn tổ chức cho hàng trăm lượt hộ dân, tham gia các lớp tập huấn kỹ năng sản xuất chăn nuôi, phòng dịch, từ đó các nhóm hộ đã hình thành các nhóm cùng sở thích hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa. Anh Hảng A Vàng - Phó ban phát triển xã Lao Chải cho biết: Từ khi thực hiện giai đoạn của năm 2016, Ban phát triển xã đã triển khai thực hiện các tiểu dự án như trồng trọt với các loại cây trồng như ngô, lạc; các tiểu dự án chăn nuôi dê, vịt, ong đến nay đã thực hiện đạt trên 60% các tiểu dự án, còn khoảng 40% Ban phát triển xã sẽ cố gắng thực hiện vào 6 tháng cuối năm.
Đáng ghi nhận là trong những tháng đầu năm, Ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện đã liên kết với công ty TNHH đầu tư Đragon Việt Nam triển khai thực hiện trồng, phát triển cây gừng và bao tiêu sản phẩm trên địa bàn xã Lao Chải khá thành công. Đến nay ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện đã hỗ trợ cho nhân dân được này đã triển khai trồng và phát triển được hơn 22ha gừng; loại giống được đưa vào trồng chủ yếu là DV8 do công ty Đragon Việt Nam cung cấp. Qua đánh giá ban đầu cho thấy giống gừng này trồng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của đồi núi xã Lao Chải; cây lên mập, tươi tốt, củ to, đẻ mạnh, ước năng xuất sẽ đạt hơn 30 tấn/1ha. Nếu bán với giá 6.000đ/1kg củ tươi như giá hợp đồng với công ty ĐraGon Việt Nam thì sẽ đem về thu nhập cho nhân dân thôn bản được 180 triệu đồng/1ha, trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 55-60 triệu đồng/1 ha. Nếu như trong năm nay việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm gừng ổn định, bà con nhân dân sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, chuyển đổi diện tích nương rẫy kém hiệu quả sang trồng gừng và mở ra hướng thoát nghèo bền vững. Ông Giàng A Sử - Cán bộ sinh kế Ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Mù Cang Chải cho biết: Diện tích trồng gừng của huyện Mù Cang Chải là lần đầu tiên thực hiện và được bà con rất đồng tình ủng hộ. Về sản phẩm tiêu thụ Ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện đã ký hợp đồng với công ty DraGon Việt Nam tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Trong thời gian tới Mù Cang Chải tiếp tục mở rộng diện tích trồng gừng để người dân được hưởng lợi và tăng thu nhập.
Theo hợp đồng liên kết với công ty Đragon Việt Nam thì công ty sẽ cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật thâm canh, đồng thời sẽ tổ chức thu mua và bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng cho nhân dân để đưa vào chế biến xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài. Đây là một hướng đi mới giúp cho đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao Mù Cang Chải chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện còn hỗ trợ nhân dân trong xã trồng và phát triển được hơn 2ha lạc, 4ha ngô; thực hiện các tiểu hợp phần phát triển chăn nuôi, trong những tháng đầu năm, còn đầu tư, hỗ trợ cho 43 hộ dân trong xã được gần 100 co Dê và gần 1000 con gà, vịt để phát triển chăn nuôi, nâng cao đời sống thu nhập. Nhờ thực hiện tốt công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân, đàn gia súc, gia cầm đã và đang được chăm sóc phát triển khá tốt hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kế giúp cho nhân dân cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo bền vững. Ông Giàng A Sùng - Bản Cồ Dề Seng B xã Lao Chải cho biết: Nếu như trước đây gia đình tôi và các hộ dân trong bản chăn nuôi dê tự phát, do không được trang bị kỹ thuật chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, đàn dê không phát triển được đến mùa đông hay bị bệnh và chết rét. Nhưng đến bay giờ được ban quản lý dự án giảm nghèo huyện cấp giống và hỗ trợ kiến thức làm chuồng trại, trồng cỏ và hướng dẫn cách phòng dịch, nên đàn dê của bà con chúng tôi lớn nhanh lắm. Hiện giờ các hộ gia đình trong dự án tập trung chăn nuôi theo nhóm và xây dựng các quy ước, sau khi dê sinh sản chúng tôi tách đàn ra nhiều nhóm để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa đồng thời giúp các gia đình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Qua đầu tư giai đoan 2 của chương trình giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, kỹ năng, năng lực, phương thức thâm canh sản xuất của bà con dân tộc vùng cao Mù Cang Chải đã không ngừng được nâng lên; đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa cộng đồng…đã và đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới trên giẻo cao. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản vùng cao, khó khăn của huyện mỗi năm giảm từ 3 đến 4%/ năm .
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2016 Ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Mù Cang Chải tiếp tục được tỉnh giao triển khai thực hiện dự án kéo dài, trong đó đã và đang thực hiện 103 tiểu dự án, với nguồn vốn đầu tư ngân hàng thế giới gần 7 tỷ đồng. Sẽ có hàng trăm hộ nghèo được tham gia vào các tiểu dự án.
Các tiểu hợp phần sinh kế được triển khai chủ yếu là thực hiện đầu tư hỗ trợ cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng dịch và kỹ năng sản xuất theo hướng hàng hóa. Các mô hình sản xuất chăn nuôi từ đầu năm nay triển khai tới các hộ gia đình trong vùng dự án như trồng phát triển cây ngô, lạc, gừng, chăn nuôi lợn, dê và gia cầm….
Trong 6 tháng đầu năm ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện đã thẩm định, phê duyệt cho hàng trăm hộ tham gia vào các tiểu dự án sinh kế; đã đầu tư mua và hỗ trợ cho nhân dân các thôn bản được hàng trăm con dê, lợn và gà vịt để phát triển chăn nuôi và hỗ trợ cho nhân dân trồng được hàng trăm ha lạc, ngô và gừng. Bên cạnh đó Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện còn tổ chức cho hàng trăm lượt hộ dân, tham gia các lớp tập huấn kỹ năng sản xuất chăn nuôi, phòng dịch, từ đó các nhóm hộ đã hình thành các nhóm cùng sở thích hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa. Anh Hảng A Vàng - Phó ban phát triển xã Lao Chải cho biết: Từ khi thực hiện giai đoạn của năm 2016, Ban phát triển xã đã triển khai thực hiện các tiểu dự án như trồng trọt với các loại cây trồng như ngô, lạc; các tiểu dự án chăn nuôi dê, vịt, ong đến nay đã thực hiện đạt trên 60% các tiểu dự án, còn khoảng 40% Ban phát triển xã sẽ cố gắng thực hiện vào 6 tháng cuối năm.
Đáng ghi nhận là trong những tháng đầu năm, Ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện đã liên kết với công ty TNHH đầu tư Đragon Việt Nam triển khai thực hiện trồng, phát triển cây gừng và bao tiêu sản phẩm trên địa bàn xã Lao Chải khá thành công. Đến nay ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện đã hỗ trợ cho nhân dân được này đã triển khai trồng và phát triển được hơn 22ha gừng; loại giống được đưa vào trồng chủ yếu là DV8 do công ty Đragon Việt Nam cung cấp. Qua đánh giá ban đầu cho thấy giống gừng này trồng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của đồi núi xã Lao Chải; cây lên mập, tươi tốt, củ to, đẻ mạnh, ước năng xuất sẽ đạt hơn 30 tấn/1ha. Nếu bán với giá 6.000đ/1kg củ tươi như giá hợp đồng với công ty ĐraGon Việt Nam thì sẽ đem về thu nhập cho nhân dân thôn bản được 180 triệu đồng/1ha, trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 55-60 triệu đồng/1 ha. Nếu như trong năm nay việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm gừng ổn định, bà con nhân dân sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, chuyển đổi diện tích nương rẫy kém hiệu quả sang trồng gừng và mở ra hướng thoát nghèo bền vững. Ông Giàng A Sử - Cán bộ sinh kế Ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Mù Cang Chải cho biết: Diện tích trồng gừng của huyện Mù Cang Chải là lần đầu tiên thực hiện và được bà con rất đồng tình ủng hộ. Về sản phẩm tiêu thụ Ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện đã ký hợp đồng với công ty DraGon Việt Nam tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Trong thời gian tới Mù Cang Chải tiếp tục mở rộng diện tích trồng gừng để người dân được hưởng lợi và tăng thu nhập.
Theo hợp đồng liên kết với công ty Đragon Việt Nam thì công ty sẽ cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật thâm canh, đồng thời sẽ tổ chức thu mua và bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng cho nhân dân để đưa vào chế biến xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài. Đây là một hướng đi mới giúp cho đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao Mù Cang Chải chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện còn hỗ trợ nhân dân trong xã trồng và phát triển được hơn 2ha lạc, 4ha ngô; thực hiện các tiểu hợp phần phát triển chăn nuôi, trong những tháng đầu năm, còn đầu tư, hỗ trợ cho 43 hộ dân trong xã được gần 100 co Dê và gần 1000 con gà, vịt để phát triển chăn nuôi, nâng cao đời sống thu nhập. Nhờ thực hiện tốt công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân, đàn gia súc, gia cầm đã và đang được chăm sóc phát triển khá tốt hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kế giúp cho nhân dân cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo bền vững. Ông Giàng A Sùng - Bản Cồ Dề Seng B xã Lao Chải cho biết: Nếu như trước đây gia đình tôi và các hộ dân trong bản chăn nuôi dê tự phát, do không được trang bị kỹ thuật chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, đàn dê không phát triển được đến mùa đông hay bị bệnh và chết rét. Nhưng đến bay giờ được ban quản lý dự án giảm nghèo huyện cấp giống và hỗ trợ kiến thức làm chuồng trại, trồng cỏ và hướng dẫn cách phòng dịch, nên đàn dê của bà con chúng tôi lớn nhanh lắm. Hiện giờ các hộ gia đình trong dự án tập trung chăn nuôi theo nhóm và xây dựng các quy ước, sau khi dê sinh sản chúng tôi tách đàn ra nhiều nhóm để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa đồng thời giúp các gia đình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Qua đầu tư giai đoan 2 của chương trình giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, kỹ năng, năng lực, phương thức thâm canh sản xuất của bà con dân tộc vùng cao Mù Cang Chải đã không ngừng được nâng lên; đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa cộng đồng…đã và đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới trên giẻo cao. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản vùng cao, khó khăn của huyện mỗi năm giảm từ 3 đến 4%/ năm .