Nậm Có đã tập trung vận động bà con phát triển các cây trồng hiệu quả dựa trên thế mạnh và điều kiện địa hình, khí hậu của địa phương.
Lãnh đạo xã Nậm Có kiểm tra mô hình chăn nuôi dê theo Nghị quyết 69 của hộ ông Nông Tiến Tùng ở bản Có Thái.
Xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải có 1.657 hộ dân, trên 9.140 khẩu và có đông đồng bào Mông sinh sống, số hộ nghèo năm 2022 là 1.310 hộ, chiếm 79%.
Thực hiện kế hoạch năm 2022, phấn đấu giảm 100 hộ nghèo, ngay từ đầu năm cán bộ, đảng viên, các bản đã cùng vào cuộc vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Với thế mạnh hơn 400 ha ruộng nước, nhân dân đã đưa các loại giống lúa chất lượng cao vào sản xuất lúa hàng hóa để nâng cao thu nhập. Riêng giống lúa nếp Tan, xã đã nâng diện tích gieo cấy từ 130 ha trước đây lên hơn 150 ha. Hàng năm, bà con xuất ra thị trường hơn trăm tấn thóc và lúa nếp non làm cốm. Bên cạnh giống nếp Tan, nhiều hộ còn sản xuất các giống lúa tẻ hàng hóa khác như: Séng cù, Chiêm hương...
Ông Sùng A Nhà ở bản Thào Xa Chải cho biết: "Với gần một mẫu ruộng, một nửa diện tích cấy lúa tẻ 2 vụ/năm để lấy thóc ăn, còn lại, tôi cấy lúa nếp Tan, mỗi vụ bán gần 1 tấn, thu về gần 20 triệu đồng, giúp gia đình có thêm điều kiện để lo cho con cái ăn học và trang trải trong cuộc sống”.
Ông Thào A Cu - Phó Chủ tich UBND xã Nậm Có cho biết thêm: Ngoài trồng lúa, xã còn vận động nhân dân tận dụng tốt các thế mạnh về đất đồi, tiểu vùng khí hậu... để phát triển những loại cây trồng phù hợp tăng thêm thu nhập. Trong đó, các bản: Tu San, Lùng Cúng, Đá Đen, Tà Ghênh, Thào Xa Chải có lợi thế đất đai phù hợp trồng cây thảo quả và bà con đã duy trì sản lượng hàng năm đạt trên 250 tấn.
Các bản Làng Giàng, Lùng Cúng, Tu San có địa hình cao, khí hậu lạnh thì trồng cây đào rừng, vừa thu hoạch quả thương phẩm vừa bán cành đào tết. Cùng đó, bà con chú trọng chăm sóc tốt diện tích sơn tra (táo mèo) mới trồng ở các bản, nhất là diện tích đã cho thu hoạch quả ở bản Lùng Cúng...
Xã cũng vận dụng tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ, của tỉnh dành cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo nguồn vốn, động lực cho bà con phát triển kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh (NQ 69) về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, xã Nậm Có đã thực hiện được 3 mô hình chăn nuôi, đều ở bản Có Thái, gồm: 1 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 5 lợn nái, 50 lợn thịt; 1 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên, thực hiện năm 2021 và mô hình chăn nuôi dê quy mô 30 con trở lên, thực hiện năm 2022.
Xã cũng tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi. Trong đó, tiếp nhận và triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò để duy trì tổng đàn trâu trên 2.420 con, bò 1.605 con cùng nhiều lợn, dê, gia cầm.
Ông Nông Tiến Tùng ở bản Có Thái chia sẻ: "Gia đình tôi đã chăn nuôi dê 3 năm nay nhưng chưa đầu tư được chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế. Năm 2022, đăng ký tham gia mô hình chăn nuôi dê theo NQ 69, tôi đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để làm chuồng trại bài bản, mua thêm con giống và trồng hơn 1 ha cỏ để đảm bảo chăn nuôi dê theo hướng nuôi nhốt, giúp đàn dê hạn chế lây dịch bệnh. Hiện, tổng đàn dê trên 50 con giúp gia đình có thu nhập ổn định”.
Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã Nậm Có cũng tập trung các nguồn lực đầu tư của Nhà nước nâng cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế... Nhờ đó, thu nhập của nhân dân từng bước được cải thiện, đời sống được nâng lên, xã đã duy trì tỷ lệ giảm nghèo hàng năm từ 6,7% trở lên; riêng năm 2022, tính đến hiện tại đã giảm được 58/100 hộ nghèo theo kế hoạch.
Theo Báo Yên Bái
Nậm Có đã tập trung vận động bà con phát triển các cây trồng hiệu quả dựa trên thế mạnh và điều kiện địa hình, khí hậu của địa phương.Xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải có 1.657 hộ dân, trên 9.140 khẩu và có đông đồng bào Mông sinh sống, số hộ nghèo năm 2022 là 1.310 hộ, chiếm 79%.
Thực hiện kế hoạch năm 2022, phấn đấu giảm 100 hộ nghèo, ngay từ đầu năm cán bộ, đảng viên, các bản đã cùng vào cuộc vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Với thế mạnh hơn 400 ha ruộng nước, nhân dân đã đưa các loại giống lúa chất lượng cao vào sản xuất lúa hàng hóa để nâng cao thu nhập. Riêng giống lúa nếp Tan, xã đã nâng diện tích gieo cấy từ 130 ha trước đây lên hơn 150 ha. Hàng năm, bà con xuất ra thị trường hơn trăm tấn thóc và lúa nếp non làm cốm. Bên cạnh giống nếp Tan, nhiều hộ còn sản xuất các giống lúa tẻ hàng hóa khác như: Séng cù, Chiêm hương...
Ông Sùng A Nhà ở bản Thào Xa Chải cho biết: "Với gần một mẫu ruộng, một nửa diện tích cấy lúa tẻ 2 vụ/năm để lấy thóc ăn, còn lại, tôi cấy lúa nếp Tan, mỗi vụ bán gần 1 tấn, thu về gần 20 triệu đồng, giúp gia đình có thêm điều kiện để lo cho con cái ăn học và trang trải trong cuộc sống”.
Ông Thào A Cu - Phó Chủ tich UBND xã Nậm Có cho biết thêm: Ngoài trồng lúa, xã còn vận động nhân dân tận dụng tốt các thế mạnh về đất đồi, tiểu vùng khí hậu... để phát triển những loại cây trồng phù hợp tăng thêm thu nhập. Trong đó, các bản: Tu San, Lùng Cúng, Đá Đen, Tà Ghênh, Thào Xa Chải có lợi thế đất đai phù hợp trồng cây thảo quả và bà con đã duy trì sản lượng hàng năm đạt trên 250 tấn.
Các bản Làng Giàng, Lùng Cúng, Tu San có địa hình cao, khí hậu lạnh thì trồng cây đào rừng, vừa thu hoạch quả thương phẩm vừa bán cành đào tết. Cùng đó, bà con chú trọng chăm sóc tốt diện tích sơn tra (táo mèo) mới trồng ở các bản, nhất là diện tích đã cho thu hoạch quả ở bản Lùng Cúng...
Xã cũng vận dụng tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ, của tỉnh dành cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo nguồn vốn, động lực cho bà con phát triển kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh (NQ 69) về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, xã Nậm Có đã thực hiện được 3 mô hình chăn nuôi, đều ở bản Có Thái, gồm: 1 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 5 lợn nái, 50 lợn thịt; 1 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên, thực hiện năm 2021 và mô hình chăn nuôi dê quy mô 30 con trở lên, thực hiện năm 2022.
Xã cũng tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi. Trong đó, tiếp nhận và triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò để duy trì tổng đàn trâu trên 2.420 con, bò 1.605 con cùng nhiều lợn, dê, gia cầm.
Ông Nông Tiến Tùng ở bản Có Thái chia sẻ: "Gia đình tôi đã chăn nuôi dê 3 năm nay nhưng chưa đầu tư được chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế. Năm 2022, đăng ký tham gia mô hình chăn nuôi dê theo NQ 69, tôi đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để làm chuồng trại bài bản, mua thêm con giống và trồng hơn 1 ha cỏ để đảm bảo chăn nuôi dê theo hướng nuôi nhốt, giúp đàn dê hạn chế lây dịch bệnh. Hiện, tổng đàn dê trên 50 con giúp gia đình có thu nhập ổn định”.
Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã Nậm Có cũng tập trung các nguồn lực đầu tư của Nhà nước nâng cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế... Nhờ đó, thu nhập của nhân dân từng bước được cải thiện, đời sống được nâng lên, xã đã duy trì tỷ lệ giảm nghèo hàng năm từ 6,7% trở lên; riêng năm 2022, tính đến hiện tại đã giảm được 58/100 hộ nghèo theo kế hoạch.