Phát huy vai trò cầu nối, là lực lượng nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Nông dân xã An Bình, huyện Văn Yên đã có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động, xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ.
Lãnh đạo xã An Bình thăm mô hình tổng hợp kinh tế VACR của ông Ngô Quốc Khánh, thôn Khe Trang (người thứ nhất, bên phải) có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Thông qua những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên và nông dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hội Nông dân xã An Bình hiện có 637 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 5 chi hội. Để giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã phối hợp với các cấp, các ngành, tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Bên cạnh đó, Hội chú trọng đẩy mạnh Phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi”, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo sức lan tỏa mạnh trong các chi, tổ hội. Theo đó xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân SXKD giỏi, tiêu biểu như các hộ: Trần Nhữ Toàn, Trần Văn Hà - Chi hội Trung Tâm; Nguyễn Văn Đô, Ngô Văn Hưng - Chi hội Trái Hút; Trần Văn Chi, Nguyễn Văn Hưng - Chi hội Tân Hoa; Nguyễn Trung Thông, Nguyễn Văn Minh, Ngô Quốc Khánh, Trần Văn Hưởng - Chi hội Khe Trang…
Trong 5 năm gần đây, xã đã có 15 hộ đạt tiêu chuẩn nông dân SXKD giỏi các cấp; 21 tập thể, 28 cá nhân cán bộ, hội viên nông dân được cấp ủy, chính quyền và các cấp Hội khen thưởng.
Ông Ngô Quốc Khánh - hội viên nông dân tiêu biểu thôn Khe Trang chia sẻ: "Trước kia gia đình chỉ biết trông vào cây màu để phát triển kinh tế, thu nhập bấp bênh. Sau khi tham ra các lớp tập huấn kiến thức khoa học - kỹ thuật do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức và tham khảo một số mô hình ở các địa phương, tôi quyết định chuyển đổi xây dựng mô hình tổng hợp VACR. Đến nay, bình quân mỗi năm gia đình có thu nhập trên 300 triệu đồng…”.
Được biết, mô hình VACR của ông Khánh gồm 5 ha măng tre Bát độ trồng hơn 10 năm; 5 ha quế 8 năm tuổi; 2 ha chè Bát Tiên; hơn 7.500 m2 ao nuôi thả các loại cá trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính. Bên cạnh đó, ông kết hợp chăn nuôi dê với tổng đàn 50 con, lợn siêu nạc 30 con, nguồn giống tự cấp và trên 200 con gia cầm các loại. Ông Khánh cho biết thêm: "Gia đình chỉ có 2 lao động chính, vào mùa vụ gieo trồng và các kỳ khai thác, thu hoạch phải thuê từ 5 - 7 lao động mới quán xuyến hết được công việc”.
Để giúp hội viên có nguồn vốn phát triển kinh tế, Hội đã ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ trên 4 tỷ đồng cho 90 hộ vay vốn phát triển sản xuất. Đến nay, toàn xã An Bình đã có 9 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã dịch vụ nông, lâm nghiệp; xây dựng 6 mô hình dự án "Chăn nuôi lợn đen bản địa”...
Qua đó đã đưa một số cây trồng, vật nuôi có giá trị cao vào sản xuất, chăn nuôi như tre măng Bát độ, nhãn ghép chín muộn, bưởi da xanh, lợn đen bản địa...
Cùng với tạo điều kiện giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các chi hội vận động hội viên hiến trên 16.000 m2 đất và nhiều cây cối hoa màu để mở đường; tham gia hơn 2.500 ngày công, đóng góp trên 1 tỷ 800 triệu đồng đổ mới 11 km đường bê tông.
Kết quả bình xét thi đua hàng năm, có trên 95% hộ hội viên nông dân đăng ký và có trên 90,1% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”; 98% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh; nhiều thôn, xóm đã thành lập tổ thu gom rác thải...
Hoạt động hiệu quả, Hội Nông dân xã An Bình đang ngày càng khẳng định vị thế và vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần đắc lực cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra.
Theo Báo Yên Bái
Phát huy vai trò cầu nối, là lực lượng nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Nông dân xã An Bình, huyện Văn Yên đã có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động, xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ.Thông qua những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên và nông dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hội Nông dân xã An Bình hiện có 637 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 5 chi hội. Để giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã phối hợp với các cấp, các ngành, tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Bên cạnh đó, Hội chú trọng đẩy mạnh Phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi”, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo sức lan tỏa mạnh trong các chi, tổ hội. Theo đó xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân SXKD giỏi, tiêu biểu như các hộ: Trần Nhữ Toàn, Trần Văn Hà - Chi hội Trung Tâm; Nguyễn Văn Đô, Ngô Văn Hưng - Chi hội Trái Hút; Trần Văn Chi, Nguyễn Văn Hưng - Chi hội Tân Hoa; Nguyễn Trung Thông, Nguyễn Văn Minh, Ngô Quốc Khánh, Trần Văn Hưởng - Chi hội Khe Trang…
Trong 5 năm gần đây, xã đã có 15 hộ đạt tiêu chuẩn nông dân SXKD giỏi các cấp; 21 tập thể, 28 cá nhân cán bộ, hội viên nông dân được cấp ủy, chính quyền và các cấp Hội khen thưởng.
Ông Ngô Quốc Khánh - hội viên nông dân tiêu biểu thôn Khe Trang chia sẻ: "Trước kia gia đình chỉ biết trông vào cây màu để phát triển kinh tế, thu nhập bấp bênh. Sau khi tham ra các lớp tập huấn kiến thức khoa học - kỹ thuật do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức và tham khảo một số mô hình ở các địa phương, tôi quyết định chuyển đổi xây dựng mô hình tổng hợp VACR. Đến nay, bình quân mỗi năm gia đình có thu nhập trên 300 triệu đồng…”.
Được biết, mô hình VACR của ông Khánh gồm 5 ha măng tre Bát độ trồng hơn 10 năm; 5 ha quế 8 năm tuổi; 2 ha chè Bát Tiên; hơn 7.500 m2 ao nuôi thả các loại cá trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính. Bên cạnh đó, ông kết hợp chăn nuôi dê với tổng đàn 50 con, lợn siêu nạc 30 con, nguồn giống tự cấp và trên 200 con gia cầm các loại. Ông Khánh cho biết thêm: "Gia đình chỉ có 2 lao động chính, vào mùa vụ gieo trồng và các kỳ khai thác, thu hoạch phải thuê từ 5 - 7 lao động mới quán xuyến hết được công việc”.
Để giúp hội viên có nguồn vốn phát triển kinh tế, Hội đã ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ trên 4 tỷ đồng cho 90 hộ vay vốn phát triển sản xuất. Đến nay, toàn xã An Bình đã có 9 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã dịch vụ nông, lâm nghiệp; xây dựng 6 mô hình dự án "Chăn nuôi lợn đen bản địa”...
Qua đó đã đưa một số cây trồng, vật nuôi có giá trị cao vào sản xuất, chăn nuôi như tre măng Bát độ, nhãn ghép chín muộn, bưởi da xanh, lợn đen bản địa...
Cùng với tạo điều kiện giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các chi hội vận động hội viên hiến trên 16.000 m2 đất và nhiều cây cối hoa màu để mở đường; tham gia hơn 2.500 ngày công, đóng góp trên 1 tỷ 800 triệu đồng đổ mới 11 km đường bê tông.
Kết quả bình xét thi đua hàng năm, có trên 95% hộ hội viên nông dân đăng ký và có trên 90,1% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”; 98% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh; nhiều thôn, xóm đã thành lập tổ thu gom rác thải...
Hoạt động hiệu quả, Hội Nông dân xã An Bình đang ngày càng khẳng định vị thế và vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần đắc lực cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra.