Là người lính được rèn luyện và chiến đấu trong quân đội, cựu chiến binh Phạm Quốc Thắng ở thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình luôn khắc sâu lời dạy của Bác trên mọi lĩnh vực công tác, tham gia tích cực trong các hoạt động, phong trào tại địa phương, đồng thời tập trung phát triển mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Cựu chiến binh Phạm Quốc Thắng chăm sóc đàn gà.
Sinh ra và lớn lên tại thôn Hương Lý xã Đại Đồng, tháng 12 năm 1982, ông Thắng nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn 921, Trung đoàn Công binh 89 đóng quân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tháng 12 năm 1985 ông xuất ngũ trở về địa phương, làm công an viên xã.
Cuộc sống khó khăn, phụ cấp công an viên không thể lo nổi cho gia đình, ông Thắng đau đáu một nỗi niềm ấy là làm sao để gia đình thoát khỏi đói nghèo. Bắt đầu bằng việc nấu rượu và mua đôi lợn nái về nuôi, rồi khai phá những diện tích đất đồi rừng quanh nhà để canh tác các loại cây lương thực ngắn ngày, trồng lúa và đào ao thả cả, chăn nuôi thêm lợn, gà, phục vụ cuộc sống gia đình. Mỗi năm ông thu hai vụ lúa, 1 lứa cá cộng thêm chăn nuôi lợn, gà cũng có thêm đồng vốn để tái đầu tư sản xuất.
Ông Thắng cho biết: "Thời điểm những năm 1987, vay vốn ngân hàng rất khó. Anh em họ hàng cũng đều giống tôi nên cũng không thể vay mượn được ai đành phải tích góp dần, có đến đâu thì làm đến đó. Con giống gà, vịt, lợn thì tôi tự nuôi để nhân đàn nên chủ động được nguồn giống; lương thực thì tôi tự trồng cấy được không phải mua nên cũng thuận lợi để chăn nuôi”.
Khi Nhà nước có chủ trương giao đất trồng rừng, ông nhận thêm 2 ha đất đồi rừng để phát triển kinh tế đồi rừng. Không quản ngại mưa nắng, sau thời gian làm việc ở xã, những ngày nghỉ cuối tuần ông cùng vợ con lại bắt tay vào phát cỏ để trồng rừng, cứ thế 2 ha đồi rừng cũng được ông phủ kín bằng keo và bạch đàn. Lấy ngắn nuôi dài, khi rừng cây chưa khép tán, ông Thắng tiếp tục trồng các loại cây lương thực ngắn ngày như ngô, sắn, chờ đến khi thu hoạch đồi rừng có chút vốn liếng ông lại tiếp tục mua thêm đôi trâu về nuôi để có sức cày kéo.
Tự học hỏi tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua các lớp tập huấn thú y ngắn hạn của xã, của huyện, học tập kinh nghiệm thực tế từ các mô hình kinh tế hiệu quả trong xã để đúc rút thêm kinh nghiệm cho mình.
Ông Thắng bộc bạch: "Nói thì nghe đơn giản nhưng lúc đầu bắt tay vào thực hiện mới thấy khó khăn. Do chưa có kinh nghiệm nên khi tập trung nhân đàn thì gặp dịch bệnh, có những năm lứa lợn gần 50 con đang nuôi thì mắc dịch bệnh phải tiêu hủy hết, thiệt hại cả trăm triệu đồng; rồi gà vịt, cá cũng như vậy, công sức tiền bạc, vốn liếng bỏ ra đều trắng tay. Nhiều lúc tôi cũng nản chí muốn buông xuôi nhưng nhìn công sức, tâm huyết bỏ ra nên tôi cố gắng tập trung gây dựng lại và sau mỗi lần thất bại, tôi có thêm kinh nghiệm, rồi thành công cũng đã mỉm cười với mình”.
Từ đôi lợn nái, ông đã nhân đàn lên 10 con lợn nái để chủ động con giống chăn nuôi. Có thời điểm ông nuôi 50 - 60 con lợn thịt mỗi lứa; ngoài ra ông còn nuôi thêm gà, vịt mỗi lứa 300 con, hơn 1.000 m2 diện tích ao cá và 5 con trâu…
Sau nhiều năm trăn trở tìm hướng thoát nghèo, đến nay, ông Thắng đã thành công với mô hình kinh tế tổng hợp. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 300 triệu đồng. Không chỉ là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương, ông Thắng còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con, đồng đội có hoàn cảnh khó khăn về vốn, kỹ thuật, cây, con giống để cùng nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ông còn rất nhiệt tình, trách nhiệm trong các hoạt động của thôn, của xã.
Năm 2022, đoạn đường nhánh 300 mét dẫn vào thôn vẫn còn là đường đất, ông đã vận động bà con nhân dân đóng góp kinh phí, hiến đất và xin sự hỗ trợ của Nhà nước để bê tông hóa đảm bảo giao thông thuận lợi hơn. Bản thân ông đóng góp hơn 10 triệu đồng, hiến trên 400 m2 đất vườn để bê tông hóa đường giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu xây dựng thôn Hương Lý hoàn thành thôn nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2024.
Khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng ngay chính trên mảnh đất quê hương chưa bao giờ nguôi ngoai trong người lính Cụ Hồ Phạm Quốc Thắng. Với ông, còn sức còn phải lao động, còn phải cống hiến trước hết là vì gia đình, sau là có điều kiện để giúp đỡ đồng đội, bà con trong thôn cùng vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng quê hương no ấm.
Từ mô hình kinh tế tổng hợp của ông, cấp ủy chính quyền xã Đại Đồng đã chỉ đạo Hội Cựu chiến binh xã nhân rộng trong phong trào Hội Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, góp phần cùng với địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng xã hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Theo Báo Yên Bái
Là người lính được rèn luyện và chiến đấu trong quân đội, cựu chiến binh Phạm Quốc Thắng ở thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình luôn khắc sâu lời dạy của Bác trên mọi lĩnh vực công tác, tham gia tích cực trong các hoạt động, phong trào tại địa phương, đồng thời tập trung phát triển mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.Sinh ra và lớn lên tại thôn Hương Lý xã Đại Đồng, tháng 12 năm 1982, ông Thắng nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn 921, Trung đoàn Công binh 89 đóng quân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tháng 12 năm 1985 ông xuất ngũ trở về địa phương, làm công an viên xã.
Cuộc sống khó khăn, phụ cấp công an viên không thể lo nổi cho gia đình, ông Thắng đau đáu một nỗi niềm ấy là làm sao để gia đình thoát khỏi đói nghèo. Bắt đầu bằng việc nấu rượu và mua đôi lợn nái về nuôi, rồi khai phá những diện tích đất đồi rừng quanh nhà để canh tác các loại cây lương thực ngắn ngày, trồng lúa và đào ao thả cả, chăn nuôi thêm lợn, gà, phục vụ cuộc sống gia đình. Mỗi năm ông thu hai vụ lúa, 1 lứa cá cộng thêm chăn nuôi lợn, gà cũng có thêm đồng vốn để tái đầu tư sản xuất.
Ông Thắng cho biết: "Thời điểm những năm 1987, vay vốn ngân hàng rất khó. Anh em họ hàng cũng đều giống tôi nên cũng không thể vay mượn được ai đành phải tích góp dần, có đến đâu thì làm đến đó. Con giống gà, vịt, lợn thì tôi tự nuôi để nhân đàn nên chủ động được nguồn giống; lương thực thì tôi tự trồng cấy được không phải mua nên cũng thuận lợi để chăn nuôi”.
Khi Nhà nước có chủ trương giao đất trồng rừng, ông nhận thêm 2 ha đất đồi rừng để phát triển kinh tế đồi rừng. Không quản ngại mưa nắng, sau thời gian làm việc ở xã, những ngày nghỉ cuối tuần ông cùng vợ con lại bắt tay vào phát cỏ để trồng rừng, cứ thế 2 ha đồi rừng cũng được ông phủ kín bằng keo và bạch đàn. Lấy ngắn nuôi dài, khi rừng cây chưa khép tán, ông Thắng tiếp tục trồng các loại cây lương thực ngắn ngày như ngô, sắn, chờ đến khi thu hoạch đồi rừng có chút vốn liếng ông lại tiếp tục mua thêm đôi trâu về nuôi để có sức cày kéo.
Tự học hỏi tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua các lớp tập huấn thú y ngắn hạn của xã, của huyện, học tập kinh nghiệm thực tế từ các mô hình kinh tế hiệu quả trong xã để đúc rút thêm kinh nghiệm cho mình.
Ông Thắng bộc bạch: "Nói thì nghe đơn giản nhưng lúc đầu bắt tay vào thực hiện mới thấy khó khăn. Do chưa có kinh nghiệm nên khi tập trung nhân đàn thì gặp dịch bệnh, có những năm lứa lợn gần 50 con đang nuôi thì mắc dịch bệnh phải tiêu hủy hết, thiệt hại cả trăm triệu đồng; rồi gà vịt, cá cũng như vậy, công sức tiền bạc, vốn liếng bỏ ra đều trắng tay. Nhiều lúc tôi cũng nản chí muốn buông xuôi nhưng nhìn công sức, tâm huyết bỏ ra nên tôi cố gắng tập trung gây dựng lại và sau mỗi lần thất bại, tôi có thêm kinh nghiệm, rồi thành công cũng đã mỉm cười với mình”.
Từ đôi lợn nái, ông đã nhân đàn lên 10 con lợn nái để chủ động con giống chăn nuôi. Có thời điểm ông nuôi 50 - 60 con lợn thịt mỗi lứa; ngoài ra ông còn nuôi thêm gà, vịt mỗi lứa 300 con, hơn 1.000 m2 diện tích ao cá và 5 con trâu…
Sau nhiều năm trăn trở tìm hướng thoát nghèo, đến nay, ông Thắng đã thành công với mô hình kinh tế tổng hợp. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 300 triệu đồng. Không chỉ là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương, ông Thắng còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con, đồng đội có hoàn cảnh khó khăn về vốn, kỹ thuật, cây, con giống để cùng nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ông còn rất nhiệt tình, trách nhiệm trong các hoạt động của thôn, của xã.
Năm 2022, đoạn đường nhánh 300 mét dẫn vào thôn vẫn còn là đường đất, ông đã vận động bà con nhân dân đóng góp kinh phí, hiến đất và xin sự hỗ trợ của Nhà nước để bê tông hóa đảm bảo giao thông thuận lợi hơn. Bản thân ông đóng góp hơn 10 triệu đồng, hiến trên 400 m2 đất vườn để bê tông hóa đường giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu xây dựng thôn Hương Lý hoàn thành thôn nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2024.
Khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng ngay chính trên mảnh đất quê hương chưa bao giờ nguôi ngoai trong người lính Cụ Hồ Phạm Quốc Thắng. Với ông, còn sức còn phải lao động, còn phải cống hiến trước hết là vì gia đình, sau là có điều kiện để giúp đỡ đồng đội, bà con trong thôn cùng vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng quê hương no ấm.
Từ mô hình kinh tế tổng hợp của ông, cấp ủy chính quyền xã Đại Đồng đã chỉ đạo Hội Cựu chiến binh xã nhân rộng trong phong trào Hội Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, góp phần cùng với địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng xã hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.