Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản hướng dẫn Sở LĐ-TB&XH 35 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2014.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản hướng dẫn Sở LĐ-TB&XH 35 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2014.
Theo đó, mục đích của Dự án nhằm nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả cho hộ nghèo tại địa bàn các xã nghèo, vùng có nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, nhằm tạo thêm việc làm cho người nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất; phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản xuất và chế biến sản phẩm, từng bước hình thành và phát triển nông sản hàng hóa; góp phần nâng cao thu nhập, phát triển
Về nguyên tắc, Bộ đề nghị việc nhân rộng mô hình xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, hộ nghèo, đảm bảo công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện, mở rộng sự tham gia và giám sát của cộng đồng, người dân; mô hình phải gắn với nhu cầu của thị trường, với quy mô phù hợp khả năng kinh phí và năng lực quản lý và đầu ra cho sản phẩm.
Đồng thời, các tỉnh phải lựa chọn mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người nghèo và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, cơ sở; khuyến khích, huy động sự đóng góp trong dân và cộng đồng; lồng ghép với các chương trình dự án khác trên địa bàn để thêm nguồn lực thực hiện.
Về quy trình thực hiện, Bộ yêu cầu trước hết phải khảo sát, lựa chọn nội dung mô hình, ưu tiên các mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và nhu cầu của thị trường. Tổ chức họp dân để lựa chọn các hộ nghèo tham gia nhân rộng mô hình. Phổ biến công khai mục tiêu, nguồn kinh phí, nội dung và mức hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình. Hộ tham gia mô hình tự nguyện đăng ký nhu cầu và có cam kết thực hiện với UBND xã. UBND xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình, báo cáo các cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để thực hiện.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Sở LĐ-TB&XH các tỉnh trên trong quá trình tổ chức thực hiện cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, tạo sự đồng thuận và phát huy trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện./.