Từ hoàn cảnh khó khăn nhưng bằng ý chí vươn lên thoát nghèo, đến nay cuộc sống của vợ chồng chị Trần Thị Nga ở thôn Đồng Tha, xã Phúc An, huyện Yên Bình đã trở nên khấm khá nhờ mô hình nuôi lợn bán công nghiệp.
Chị Nga chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Nhớ lại những ngày vất vả, chị Nga tâm sự: “Trước năm 2009, cuộc sống của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, kinh nghiệm và kiến thức sản xuất. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn nghề chăn nuôi do Trung tâm khuyến nông và Hội Nông dân xã tổ chức, tôi vay 20 triệu đồng mua lợn giống và xây dựng chuồng trại nuôi heo nái”.
Không giống như nhiều hộ chuyển đổi chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chị áp dụng phương pháp nuôi bán công nghiệp để tận dụng nguồn lương thực từ sản xuất nông nghiệp của gia đình, với đàn gà, vịt chị cũng nuôi theo phương pháp này. Chị cho hay, nhờ tận dụng thực phẩm sẵn có của gia đình nên khi giá cả thị trường biến động, việc chăn nuôi cũng không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, chất lượng thịt của lợn, gà, vịt cũng cao hơn so với nuôi công nghiệp, nên dễ tiêu thụ và giá bán cao hơn so với thị trường chung. Trong những đợt địa phương có dịch bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở lợn, nhiều nhà điêu đứng thua lỗ thì nhà chị, đàn vật nuôi không hề bị bệnh.
Chị Nga cho biết trong quá trình chăn nuôi lợn, nguyên tắc quan trọng nhất đối với là phải tiêm phòng đầy đủ, kịp thời và thường xuyên theo dõi sự phát triển của đàn lợn. Chị nhận thấy, để có được lứa lợn thịt khỏe mạnh, nhanh lớn, tỷ lệ nạc cao thì việc lựa chọn con giống đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, chị tiếp tục đầu tư nuôi thêm lợn nái để vừa chủ động con giống vừa đảm bảo chất lượng đàn lợn thịt. Để chủ động thức ăn cho lợn, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, chị Nga còn liên hệ trực tiếp với các đại lý cung cấp cám chăn nuôi trên địa bàn để được mua với giá gốc vừa giảm chi phí vừa cung cấp cho bà con ở địa phương.
Nhận thấy nuôi lợn mang lại thu nhập ổn định, chị đã quyết định đầu tư xây dựng thêm chuồng trại nuôi lợn nái sinh sản quay vòng, không phải mua lợn giống nên cũng giảm bớt chi phí đầu vào. Hiện nay, trong chuồng nhà chị lúc nào cũng có từ 40 - 60 con lợn thịt, 3 con lợn nái sinh sản, mỗi năm xuất chuồng 3 - 4 lứa lợn.
Bên cạnh việc chăn nuôi lợn, gia đình chị còn nhận trồng thêm 4ha rừng bao gồm keo, bạch đàn. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, cứ diện tích keo khai thác đến đâu chị lại đưa cây sắn vào trồng xen đển đó để vừa hạn chế cỏ dại, đồng thời có thêm nguồn thu đầu tư chăm sóc cây trồng khác.
Nhờ năng động, cần cù chịu khó mà đến nay bình quân thu nhập hàng năm của vợ chồng chị sau khi trừ mọi chi phí đạt từ 60-100 triệu đồng, có điều kiện chăm lo tốt hơn cho 2 đứa con đang tuổi đến trường và yên tâm gắn bó làm ăn ở quê nhà.
Theo CTTĐT Yên Bái
Từ hoàn cảnh khó khăn nhưng bằng ý chí vươn lên thoát nghèo, đến nay cuộc sống của vợ chồng chị Trần Thị Nga ở thôn Đồng Tha, xã Phúc An, huyện Yên Bình đã trở nên khấm khá nhờ mô hình nuôi lợn bán công nghiệp.
Nhớ lại những ngày vất vả, chị Nga tâm sự: “Trước năm 2009, cuộc sống của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, kinh nghiệm và kiến thức sản xuất. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn nghề chăn nuôi do Trung tâm khuyến nông và Hội Nông dân xã tổ chức, tôi vay 20 triệu đồng mua lợn giống và xây dựng chuồng trại nuôi heo nái”.
Không giống như nhiều hộ chuyển đổi chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chị áp dụng phương pháp nuôi bán công nghiệp để tận dụng nguồn lương thực từ sản xuất nông nghiệp của gia đình, với đàn gà, vịt chị cũng nuôi theo phương pháp này. Chị cho hay, nhờ tận dụng thực phẩm sẵn có của gia đình nên khi giá cả thị trường biến động, việc chăn nuôi cũng không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, chất lượng thịt của lợn, gà, vịt cũng cao hơn so với nuôi công nghiệp, nên dễ tiêu thụ và giá bán cao hơn so với thị trường chung. Trong những đợt địa phương có dịch bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở lợn, nhiều nhà điêu đứng thua lỗ thì nhà chị, đàn vật nuôi không hề bị bệnh.
Chị Nga cho biết trong quá trình chăn nuôi lợn, nguyên tắc quan trọng nhất đối với là phải tiêm phòng đầy đủ, kịp thời và thường xuyên theo dõi sự phát triển của đàn lợn. Chị nhận thấy, để có được lứa lợn thịt khỏe mạnh, nhanh lớn, tỷ lệ nạc cao thì việc lựa chọn con giống đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, chị tiếp tục đầu tư nuôi thêm lợn nái để vừa chủ động con giống vừa đảm bảo chất lượng đàn lợn thịt. Để chủ động thức ăn cho lợn, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, chị Nga còn liên hệ trực tiếp với các đại lý cung cấp cám chăn nuôi trên địa bàn để được mua với giá gốc vừa giảm chi phí vừa cung cấp cho bà con ở địa phương.
Nhận thấy nuôi lợn mang lại thu nhập ổn định, chị đã quyết định đầu tư xây dựng thêm chuồng trại nuôi lợn nái sinh sản quay vòng, không phải mua lợn giống nên cũng giảm bớt chi phí đầu vào. Hiện nay, trong chuồng nhà chị lúc nào cũng có từ 40 - 60 con lợn thịt, 3 con lợn nái sinh sản, mỗi năm xuất chuồng 3 - 4 lứa lợn.
Bên cạnh việc chăn nuôi lợn, gia đình chị còn nhận trồng thêm 4ha rừng bao gồm keo, bạch đàn. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, cứ diện tích keo khai thác đến đâu chị lại đưa cây sắn vào trồng xen đển đó để vừa hạn chế cỏ dại, đồng thời có thêm nguồn thu đầu tư chăm sóc cây trồng khác.
Nhờ năng động, cần cù chịu khó mà đến nay bình quân thu nhập hàng năm của vợ chồng chị sau khi trừ mọi chi phí đạt từ 60-100 triệu đồng, có điều kiện chăm lo tốt hơn cho 2 đứa con đang tuổi đến trường và yên tâm gắn bó làm ăn ở quê nhà.