Một trong những hoạt động trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030) là hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Đồng chí Hà Thị Đóa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kiểm tra mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế của phụ nữ xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.
Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Thị Đóa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh về hoạt động này.
P.V: Thưa đồng chí, qua nắm bắt chung, Hội LHPN tỉnh đánh giá như thế nào về mức độ ứng dụng KHCN trong tổ, nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ trên địa bàn tỉnh hiện nay?
Đồng chí Hà Thị Đóa: Trước khi có Dự án 8, Hội LHPN đã tăng cường phối hợp với các ngành tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để ứng dụng KHCN, từng bước nâng cao năng lực trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm, làm quen với chuyển đổi số trong quản lý, vận hành các mô hình kinh tế tập thể, trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hoá.
Đồng chí Hà Thị Đóa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp; các lớp tập huấn, bồi dưỡng ứng dụng KHCN, các tổ, nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ từng bước ứng dụng KHCN trong sản xuất, kinh doanh.
Các sản phẩm dần có thương hiệu, nhãn mác, một số chị em phụ nữ đã biết cách ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc bán hàng online, vận chuyển hàng hóa và thanh toán điện tử. Tuy nhiên, với xuất phát điểm còn nhiều hạn chế, các tổ, nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có khả năng ứng dụng KHCN trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa chưa nhiều, chưa phát huy hết nội lực và giá trị của sản phẩm.
Dự án 8 được chia thành 4 nội dung, trong đó nội dung số 2 là: xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Nội dung số 2 có 4 hoạt động chính, 1 trong 4 hoạt động chính là hoạt động 2, đó là hỗ trợ ứng dụng KHCN để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Chỉ tiêu cụ thể được đặt ra là đến năm 2025, toàn quốc hỗ trợ 500 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường.
Riêng tỉnh Yên Bái theo Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/06/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam giao hỗ trợ 17 mô hình tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường, nhưng Hội LHPN tỉnh luôn khuyến khích các cấp Hội hỗ trợ nhiều hơn so với kế hoạch trung ương giao.
Nội dung hỗ trợ gồm: xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn theo quy định; xây dựng truy xuất nguồn gốc và tập huấn về quản lý chất lượng; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ logistics và thanh toán điện tử; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho tổ, nhóm.
P.V: Đến nay, Yên Bái đã triển khai những nội dung nào trong hoạt động này, thưa đồng chí?
Đồng chí Hà Thị Đóa: Với vai trò là cơ quan chủ trì Dự án 8, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh đã ban hành kế hoạch với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đến nay, trong hoạt động hỗ trợ ứng dụng KHCN để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ Hội thuộc vùng Dự án và đại diện một số mô hình tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) về: sổ tay hướng dẫn hoạt động "Hỗ trợ ứng dụng KHCN để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số”; hướng dẫn về hỗ trợ ứng dụng nền tảng, công nghệ số quảng bá, giới thiệu sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử và thanh toán điện tử; tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, kiến thức về quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quy trình thủ tục các tiêu chuẩn thường gặp trong trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm như VietGAP, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…; tiến hành khảo sát mô hình hỗ trợ tại huyện Yên Bình và huyện Văn Chấn.
Thời gian tới, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các cấp Hội, hội viên thực hiện các mô hình hỗ trợ tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường.
Đồng thời, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh cũng sẽ phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các tổ nhóm sinh kế; thí điểm mô hình hỗ trợ tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường: xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn theo quy định; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ logistics và thanh toán điện tử; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho tổ nhóm.
P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo Báo Yên Bái
Một trong những hoạt động trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030) là hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số.Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Thị Đóa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh về hoạt động này.
P.V: Thưa đồng chí, qua nắm bắt chung, Hội LHPN tỉnh đánh giá như thế nào về mức độ ứng dụng KHCN trong tổ, nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ trên địa bàn tỉnh hiện nay?
Đồng chí Hà Thị Đóa: Trước khi có Dự án 8, Hội LHPN đã tăng cường phối hợp với các ngành tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để ứng dụng KHCN, từng bước nâng cao năng lực trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm, làm quen với chuyển đổi số trong quản lý, vận hành các mô hình kinh tế tập thể, trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hoá.
Đồng chí Hà Thị Đóa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp; các lớp tập huấn, bồi dưỡng ứng dụng KHCN, các tổ, nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ từng bước ứng dụng KHCN trong sản xuất, kinh doanh.
Các sản phẩm dần có thương hiệu, nhãn mác, một số chị em phụ nữ đã biết cách ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc bán hàng online, vận chuyển hàng hóa và thanh toán điện tử. Tuy nhiên, với xuất phát điểm còn nhiều hạn chế, các tổ, nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có khả năng ứng dụng KHCN trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa chưa nhiều, chưa phát huy hết nội lực và giá trị của sản phẩm.
Dự án 8 được chia thành 4 nội dung, trong đó nội dung số 2 là: xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Nội dung số 2 có 4 hoạt động chính, 1 trong 4 hoạt động chính là hoạt động 2, đó là hỗ trợ ứng dụng KHCN để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Chỉ tiêu cụ thể được đặt ra là đến năm 2025, toàn quốc hỗ trợ 500 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường.
Riêng tỉnh Yên Bái theo Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/06/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam giao hỗ trợ 17 mô hình tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường, nhưng Hội LHPN tỉnh luôn khuyến khích các cấp Hội hỗ trợ nhiều hơn so với kế hoạch trung ương giao.
Nội dung hỗ trợ gồm: xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn theo quy định; xây dựng truy xuất nguồn gốc và tập huấn về quản lý chất lượng; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ logistics và thanh toán điện tử; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho tổ, nhóm.
P.V: Đến nay, Yên Bái đã triển khai những nội dung nào trong hoạt động này, thưa đồng chí?
Đồng chí Hà Thị Đóa: Với vai trò là cơ quan chủ trì Dự án 8, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh đã ban hành kế hoạch với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đến nay, trong hoạt động hỗ trợ ứng dụng KHCN để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ Hội thuộc vùng Dự án và đại diện một số mô hình tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) về: sổ tay hướng dẫn hoạt động "Hỗ trợ ứng dụng KHCN để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số”; hướng dẫn về hỗ trợ ứng dụng nền tảng, công nghệ số quảng bá, giới thiệu sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử và thanh toán điện tử; tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, kiến thức về quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quy trình thủ tục các tiêu chuẩn thường gặp trong trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm như VietGAP, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…; tiến hành khảo sát mô hình hỗ trợ tại huyện Yên Bình và huyện Văn Chấn.
Thời gian tới, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các cấp Hội, hội viên thực hiện các mô hình hỗ trợ tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường.
Đồng thời, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh cũng sẽ phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các tổ nhóm sinh kế; thí điểm mô hình hỗ trợ tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng KHCN trong sản xuất và kết nối thị trường: xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn theo quy định; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ logistics và thanh toán điện tử; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho tổ nhóm.
P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!