Những năm qua, công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, không chỉ giúp người nghèo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh kiểm tra việc làm nhà cho hộ nghèo tại thị xã Nghĩa Lộ.
Giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh có 5.581 hộ được hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí 223 tỷ 302,9 triệu đồng; trong đó, hỗ trợ theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ là 3.357 hộ, kinh phí hỗ trợ là 170.200 triệu đồng; các chương trình khác là 2.224 nhà, kinh phí hỗ trợ là 53.102 triệu đồng.
Đặc biệt, năm 2020, tỉnh đã làm mới, sửa chữa 894 nhà với tổng kinh phí trên 108 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa (huy động từ doanh nghiệp, người dân) theo Nghị quyết số 80 của HĐND tỉnh.
Cùng đó, toàn tỉnh còn hỗ trợ 217 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ 109 nhà ở từ các chương trình và từ sự đóng góp của các đoàn thể, tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo điều tra, thống kê của các địa phương đến tháng 12/2021, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 39.721 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025) chiếm tỷ lệ 18,07%; trong đó, số hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở là 4.707 hộ.
Để giúp các hộ nghèo yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, mới đây UBND tỉnh ban hành Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (theo Quyết định số 90 ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, sẽ hỗ trợ cho khoảng 673 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai bằng việc xây mới hoặc sửa chữa với tổng nguồn vốn 23,65 tỷ đồng. Trong đó, huyện Mù Cang Chải có 493 hộ được hỗ trợ; huyện Trạm Tấu có 180 hộ được hỗ trợ.
Đối tượng ưu tiên trước nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
Định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ gia đình xây mới nhà và 20 triệu đồng/hộ gia đình sửa chữa nhà ở. Các ngôi nhà được hỗ trợ sửa chữa và xây mới phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiếu 30 m2, đảm bảo "3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
Triển khai thực hiện Đề án đảm bảo nghiêm túc, đúng đối tượng và kết quả xây dựng, sửa chữa nhà ở tại các địa phương đảm bảo theo quy định, hiện nay, các địa phương, ngành, đoàn thể chức năng trong tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo tới toàn thể cán bộ, nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện Quy chế dân chủ trong bình xét, lựa chọn đối tượng hưởng lợi công khai, minh bạch giúp cho việc triển khai thực hiện chính sách thuận lợi, hiệu quả.
Đồng thời tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực; động viên các hộ nghèo tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Về phương án làm nhà, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, hộ gia đình, các mẫu nhà sẽ được triển khai xây dựng sao cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và độ bền lâu dài, song vẫn đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc không chỉ góp phần cải thiện về điều kiện nhà ở cho nhiều hộ nghèo, gia đình người có công với cách mạng, mà còn tạo chuyển biến về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, không chỉ giúp người nghèo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.Giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh có 5.581 hộ được hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí 223 tỷ 302,9 triệu đồng; trong đó, hỗ trợ theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ là 3.357 hộ, kinh phí hỗ trợ là 170.200 triệu đồng; các chương trình khác là 2.224 nhà, kinh phí hỗ trợ là 53.102 triệu đồng.
Đặc biệt, năm 2020, tỉnh đã làm mới, sửa chữa 894 nhà với tổng kinh phí trên 108 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa (huy động từ doanh nghiệp, người dân) theo Nghị quyết số 80 của HĐND tỉnh.
Cùng đó, toàn tỉnh còn hỗ trợ 217 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ 109 nhà ở từ các chương trình và từ sự đóng góp của các đoàn thể, tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo điều tra, thống kê của các địa phương đến tháng 12/2021, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 39.721 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025) chiếm tỷ lệ 18,07%; trong đó, số hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở là 4.707 hộ.
Để giúp các hộ nghèo yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, mới đây UBND tỉnh ban hành Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (theo Quyết định số 90 ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, sẽ hỗ trợ cho khoảng 673 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai bằng việc xây mới hoặc sửa chữa với tổng nguồn vốn 23,65 tỷ đồng. Trong đó, huyện Mù Cang Chải có 493 hộ được hỗ trợ; huyện Trạm Tấu có 180 hộ được hỗ trợ.
Đối tượng ưu tiên trước nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
Định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ gia đình xây mới nhà và 20 triệu đồng/hộ gia đình sửa chữa nhà ở. Các ngôi nhà được hỗ trợ sửa chữa và xây mới phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiếu 30 m2, đảm bảo "3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
Triển khai thực hiện Đề án đảm bảo nghiêm túc, đúng đối tượng và kết quả xây dựng, sửa chữa nhà ở tại các địa phương đảm bảo theo quy định, hiện nay, các địa phương, ngành, đoàn thể chức năng trong tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo tới toàn thể cán bộ, nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện Quy chế dân chủ trong bình xét, lựa chọn đối tượng hưởng lợi công khai, minh bạch giúp cho việc triển khai thực hiện chính sách thuận lợi, hiệu quả.
Đồng thời tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực; động viên các hộ nghèo tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Về phương án làm nhà, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, hộ gia đình, các mẫu nhà sẽ được triển khai xây dựng sao cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và độ bền lâu dài, song vẫn đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc không chỉ góp phần cải thiện về điều kiện nhà ở cho nhiều hộ nghèo, gia đình người có công với cách mạng, mà còn tạo chuyển biến về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.