Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Những kết quả của chính sách hỗ trợ, sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập trong mục tiêu giảm nghèo bền vững

12/05/2015 10:34:36 Xem cỡ chữ

CTTĐT- Ngày 27/12/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên địa bàn cả nước. Việc thực hiện Nghị quyết 30a nhất là việc thực hiện các mục tiêu về chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tại 62 huyện nghèo trong cả nước đã đạt được những kết quả nhất định.

Sau 06 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đã khẳng định đây là chủ trương lớn, quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Mục tiêu chung của Nghị quyết số Nghị quyết số 30a là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 giảm tỷ lệ người nghèo xuống dưới 40%, cơ bản không còn họ dân ở nhà tạm, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của tỉnh, bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô vừa và nhỏ, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; đến năm 2020 giảm tỷ lệ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của khu vực; nâng cao đời sống của người dân ở các huyện nghèo lên gấp 5-6 lần so với năm 2006; phấn đấu có khoảng 50% số xã đả tiêu chuẩn nông thôn mới.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, cùng với việc tiếp tục thực hiện có hiệu qủa các chính sách giảm nghèo chung, Chính phủ đã ban hành 04 nhóm chính sách đặc thù hỗ trợ các huyện nghèo gồm: chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo; chính sách hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí, chính sách thu hút, tăng cường cán bộ cho các xã nghèo, huyện nghèo; chính sách và cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng đối với huyện nghèo và các xã thôn bản đặc biệt khó khăn; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Trong 06 năm (2009-2014) nguồn lực phân bổ và huy động hỗ trợ các huyện nghèo theo Chương trình 30a là 20.189 tỷ đồng trong đó ngân sách Trung ương là 17.051 tỷ đồng, Ngân sách địa phương 2.000 tỷ đồng, còn lại là hỗ trợ của các doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo, trong giai đoạn 06 năm 2009-2014 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất đã được đầu tư trên 510 tỷ đồng với các hình thức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ tợ gạo cho các hộ nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ từng, hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo ở thôn, bản, vùng giáp biên giới.

Các địa phương đã chi trên 91 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp và bố trí dân cư. Đến nay hầu hết các huyện đã và đang xây dựng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sản xuât nông lâm ngư nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Từ đầu chương trình đến nay các địa phương đã tổ chức khai hoang được 33.267 ha đất, phục hóa 345 ha đất để giao cho các hộ gia đình nghèo với kinh phí thực hiện 481,2 tỷ đồng trong chương trình chính sách tạo đất sản xuất cho hộ nghèo.

Thực hiện chi hơn 1.500 tỷ đồng hỗ trợ cho việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trong đó hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, hỗ trợ mua giống chăn nuôi, hỗ trợ công tác thú y, hỗ trợ làm chuồng trại và hỗ trợ tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

Hầu hết các địa phương đều bố trí cán bộ khuyến nông cơ sở từ cấp huyện, xã đến thôn bản và bố trí kinh phí triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông cho bà con.

Bên cạnh đó thông qua tổ chức hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại các địa phương đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn, thu hút được doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại tham gia đầu tư sản xuất, chế biến, tổ chức kinh doanh, thu mua hàng hóa tại chỗ góp phần đáng kể trong công tác tạo việc làm, giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân lao động sản xuất trên địa bàn.

Việc mục tiêu về chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện xuống còn 35% vào năm 2010. Trong đó 40/62 huyện đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40%.

Giai đoạn 2011-2014, tổng số hộ nghèo tại 64 huyện nghèo đã giảm gần 38% so với số lượng hộ nghèo đàu giai đoạn. Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2014 của các huyện nghèo cơ bản đều đạt mức giảm bình quân khoảng 6%/năm, cao hơn mục tiêu 4% của Nghị quyết 30a.

Thanh Thủy