Những năm qua, nhờ được tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Chấn đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Được vay 25 triệu đồng từ NHCSXH, anh Mong đã đầu tư 15 triệu đồng cải tạo đất trồng trên 7.000m2 chè cành và đầu tư trên 10 triệu đồng làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Năm 2013, qua giới thiệu của Hội Phụ nữ xã Sơn Thịnh, hộ chị Phạm Thị Khanh ở thôn Thác Hoa 3, xã Sơn Thịnh được NHCSXH huyện Văn Chấn cho vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Từ số tiền vay cộng với khoảng 5 triệu đồng tích góp được, chị đầu tư cải tạo trên 5.000m2 chè già cỗi bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc trên 1ha chè cũ đồng thời đầu tư dụng cụ nấu rượu và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Do chăm chỉ làm ăn, đến nay, chị đã có cuộc sống ổn định, rượu của gia đình sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Tổng thu nhập bình quân từ nấu rượu, nuôi lợn và chè mỗi năm cho chị thu nhập trên 80 triệu đồng. Hộ chị Phạm Thị Khanh là một trong những điển hình sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn vay từ NHCSXH để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cùng với trường hợp của chị Khanh, gia đình anh Triệu Văn Mong, dân tộc Dao ở thôn Phù Sơn, xã Sơn Thịnh cũng là một trong những hộ điển hình vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi NHCSXH. Năm 2013, anh được vay 25 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình vùng khó khăn. Có tiền anh đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, 15 triệu đồng đầu tư trồng chè, 10 triệu đồng anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Anh Mong cho biết: “Trước đây, trên 2ha nương đồi, gia đình đầu tư trồng cây sắn. Canh tác nhiều năm, đất bạc mầu nên sắn ít củ, cộng với giá mua thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Có năm tiền bán sắn không đủ tiền trả công thu hoạch chứ không nói đến đầu tư. Được vay 25 triệu đồng từ NHCSXH, anh đầu tư 15 triệu đồng cải tạo đất trồng trên 7.000m2 chè cành. Được tập huấn kỹ thuật, thấy rõ lợi ích kinh tế từ cây chè giống mới, anh phá bỏ tiếp hơn 5.000m2 còn lại để chuyển sang trồng chè. Do được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây chè bén rễ lên xanh tốt, đến nay bắt đầu cho thu hoạch. Không dừng lại ở đó, anh còn đầu tư trên 10 triệu đồng làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chịu khó học hỏi lại áp dụng tiến bộ KHKT trong chọn lựa con giống, phòng chống dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm của gia đình khỏe mạnh, chóng lớn. Tính trung bình mỗi năm, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, gia đình anh Mong thu được gần 100 triệu đồng.
Chị Khanh, anh Mong là hai trong nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Chấn vươn lên thoát nghèo từ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Văn Chấn giảm trung bình 4% - 5%/năm.
Để đồng vốn cho vay phát huy hiệu quả, thời gian tới NHCSXH huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể thường xuyên tổ chức họp bàn để đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời bàn biện pháp chỉ đạo điều hành hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo cũng như chú trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn…
Hồng Hạnh
Những năm qua, nhờ được tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Chấn đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Năm 2013, qua giới thiệu của Hội Phụ nữ xã Sơn Thịnh, hộ chị Phạm Thị Khanh ở thôn Thác Hoa 3, xã Sơn Thịnh được NHCSXH huyện Văn Chấn cho vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Từ số tiền vay cộng với khoảng 5 triệu đồng tích góp được, chị đầu tư cải tạo trên 5.000m2 chè già cỗi bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc trên 1ha chè cũ đồng thời đầu tư dụng cụ nấu rượu và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Do chăm chỉ làm ăn, đến nay, chị đã có cuộc sống ổn định, rượu của gia đình sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Tổng thu nhập bình quân từ nấu rượu, nuôi lợn và chè mỗi năm cho chị thu nhập trên 80 triệu đồng. Hộ chị Phạm Thị Khanh là một trong những điển hình sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn vay từ NHCSXH để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cùng với trường hợp của chị Khanh, gia đình anh Triệu Văn Mong, dân tộc Dao ở thôn Phù Sơn, xã Sơn Thịnh cũng là một trong những hộ điển hình vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi NHCSXH. Năm 2013, anh được vay 25 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình vùng khó khăn. Có tiền anh đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, 15 triệu đồng đầu tư trồng chè, 10 triệu đồng anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Anh Mong cho biết: “Trước đây, trên 2ha nương đồi, gia đình đầu tư trồng cây sắn. Canh tác nhiều năm, đất bạc mầu nên sắn ít củ, cộng với giá mua thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Có năm tiền bán sắn không đủ tiền trả công thu hoạch chứ không nói đến đầu tư. Được vay 25 triệu đồng từ NHCSXH, anh đầu tư 15 triệu đồng cải tạo đất trồng trên 7.000m2 chè cành. Được tập huấn kỹ thuật, thấy rõ lợi ích kinh tế từ cây chè giống mới, anh phá bỏ tiếp hơn 5.000m2 còn lại để chuyển sang trồng chè. Do được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây chè bén rễ lên xanh tốt, đến nay bắt đầu cho thu hoạch. Không dừng lại ở đó, anh còn đầu tư trên 10 triệu đồng làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chịu khó học hỏi lại áp dụng tiến bộ KHKT trong chọn lựa con giống, phòng chống dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm của gia đình khỏe mạnh, chóng lớn. Tính trung bình mỗi năm, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, gia đình anh Mong thu được gần 100 triệu đồng.
Chị Khanh, anh Mong là hai trong nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Chấn vươn lên thoát nghèo từ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Văn Chấn giảm trung bình 4% - 5%/năm.
Để đồng vốn cho vay phát huy hiệu quả, thời gian tới NHCSXH huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể thường xuyên tổ chức họp bàn để đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời bàn biện pháp chỉ đạo điều hành hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo cũng như chú trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn…