CTTĐT - Xóa đói giảm nghèo là chiến lược quan trọng vì sự phát triển của xã hội, tạo dựng được nền kinh tế tăng trưởng cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục quan tâm, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.
Ước đến cuối năm 2015 số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 16,56% (33.640 hộ nghèo).
Trong suốt thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện áp dụng, triển khai nhiều chính sách ưu đãi mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành đi vào cuộc sống người dân như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, dạy nghề, việc làm, giáo dục, chương trình 30a của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, cùng nhiều chính sách khác đã triển khai thực hiện tốt. Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về đi lại, khám chữa bệnh và học tập của người dân.
Tính từ năm 2011 đến năm 2014, để tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về đói nghèo, những hệ lụy do nghèo đói gây ra, làm thế nào để thoát nghèo, tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo, công tác xã hội, bảo trợ xã hội. Ước 5 năm số cán bộ được tập huấn 3.153 học viên, trong đó có trên 1.500 học viên là người dân tộc thiểu số. Riêng năm 2015 đã tập huấn cho trên 300 học viên làm công tác xã hội các cấp, dự kiến trong 6 tháng cuối năm thực hiện tập huấn cho 294 cán bộ làm công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình đã nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tại địa phương, cơ sở, đặc biệt là ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được chú trọng, trong 5 năm toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 266.766 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, kinh phí thực hiện ước đạt 109,217 tỷ đồng, trong đó có 198.194 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, kinh phí ước đạt 80,803 tỷ đồng. Riêng năm 2015 ước thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 48.899 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó có 35.758 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh phí thực hiện đến cuối năm ước đạt 26,992 tỷ đồng.
Trợ cấp đột xuất trong 5 năm đã thực hiện hỗ trợ gạo cứu đói trong các dịp Tết Nguyên Đán, hỗ trợ thiên tai và cứu đói giáp hạt hàng năm cho 130.125 lượt hộ nghèo (447.641 lượt khẩu nghèo) với tổng số gạo hỗ trợ 6.633,625 tấn, trong đó đã hỗ trợ gạo cứu đói cho khoảng 78.075 lượt hộ (268.580 lượt khẩu) là người dân tộc thiểu số với tổng số gạo hỗ trợ gần 4.028,7 tấn. Riêng năm 2015 đã thực hiện hỗ trợ cho 15.008 lượt hộ (47.442 lượt khẩu) với tổng số gạo hỗ trợ 711,635 tấn, trong đó hỗ trợ gạo cứu đói cho 9.000 lượt hộ (28.465 lượt khẩu) là người dân tộc thiểu số với tổng số gạo hỗ trợ gần 427 tấn.
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo – Mô hình chăn nuôi lợn nái cho hộ nghèo: Trong 5 năm đã hỗ trợ lợn nái sinh sản cho 949 hộ nghèo thuộc 39 xã của các huyện, thị trong tỉnh, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% tổng số hộ được hỗ trợ từ dự án. Riêng năm 2015 dự kiến hỗ trợ cho 180 hộ nghèo tại 6 xã thuộc 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, dự án hiện đang được triển khai thực hiện tại cơ sở. Ước đến cuối năm 2015 số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 16,56% (33.640 hộ nghèo).
Trước sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, sự phối kết hợp giữa các ngành, các đơn vị liên quan nên việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong suốt thời gian qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng cao từng bước, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững.
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xóa đói giảm nghèo là chiến lược quan trọng vì sự phát triển của xã hội, tạo dựng được nền kinh tế tăng trưởng cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục quan tâm, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.
Trong suốt thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện áp dụng, triển khai nhiều chính sách ưu đãi mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành đi vào cuộc sống người dân như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, dạy nghề, việc làm, giáo dục, chương trình 30a của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, cùng nhiều chính sách khác đã triển khai thực hiện tốt. Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về đi lại, khám chữa bệnh và học tập của người dân.
Tính từ năm 2011 đến năm 2014, để tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về đói nghèo, những hệ lụy do nghèo đói gây ra, làm thế nào để thoát nghèo, tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo, công tác xã hội, bảo trợ xã hội. Ước 5 năm số cán bộ được tập huấn 3.153 học viên, trong đó có trên 1.500 học viên là người dân tộc thiểu số. Riêng năm 2015 đã tập huấn cho trên 300 học viên làm công tác xã hội các cấp, dự kiến trong 6 tháng cuối năm thực hiện tập huấn cho 294 cán bộ làm công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình đã nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tại địa phương, cơ sở, đặc biệt là ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được chú trọng, trong 5 năm toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 266.766 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, kinh phí thực hiện ước đạt 109,217 tỷ đồng, trong đó có 198.194 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, kinh phí ước đạt 80,803 tỷ đồng. Riêng năm 2015 ước thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 48.899 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó có 35.758 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh phí thực hiện đến cuối năm ước đạt 26,992 tỷ đồng.
Trợ cấp đột xuất trong 5 năm đã thực hiện hỗ trợ gạo cứu đói trong các dịp Tết Nguyên Đán, hỗ trợ thiên tai và cứu đói giáp hạt hàng năm cho 130.125 lượt hộ nghèo (447.641 lượt khẩu nghèo) với tổng số gạo hỗ trợ 6.633,625 tấn, trong đó đã hỗ trợ gạo cứu đói cho khoảng 78.075 lượt hộ (268.580 lượt khẩu) là người dân tộc thiểu số với tổng số gạo hỗ trợ gần 4.028,7 tấn. Riêng năm 2015 đã thực hiện hỗ trợ cho 15.008 lượt hộ (47.442 lượt khẩu) với tổng số gạo hỗ trợ 711,635 tấn, trong đó hỗ trợ gạo cứu đói cho 9.000 lượt hộ (28.465 lượt khẩu) là người dân tộc thiểu số với tổng số gạo hỗ trợ gần 427 tấn.
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo – Mô hình chăn nuôi lợn nái cho hộ nghèo: Trong 5 năm đã hỗ trợ lợn nái sinh sản cho 949 hộ nghèo thuộc 39 xã của các huyện, thị trong tỉnh, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% tổng số hộ được hỗ trợ từ dự án. Riêng năm 2015 dự kiến hỗ trợ cho 180 hộ nghèo tại 6 xã thuộc 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, dự án hiện đang được triển khai thực hiện tại cơ sở. Ước đến cuối năm 2015 số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 16,56% (33.640 hộ nghèo).
Trước sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, sự phối kết hợp giữa các ngành, các đơn vị liên quan nên việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong suốt thời gian qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng cao từng bước, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững.