5 năm (2010 - 2015), thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã đào tạo nghề cho trên 2.526 lao động nông thôn, hỗ trợ và tạo việc làm cho 5.400 lao động. Qua điều tra, khoảng 65 - 70% lao động sau khi đào tạo nghề đã làm đúng ngành nghề được đào tạo, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Nghề làm đệm bông lau của đồng bào Thái, được duy trì, phát triển giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập.
Anh Hà Văn Huy, thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc học nghề sửa chữa xe máy từ năm 2011 theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), giai đoạn 2010 - 2014 (Đề án 1956) do Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã tổ chức. Tuy thời gian học chỉ 3 tháng, nhưng đủ trang bị cho anh những kiến thức cơ bản. Với sự yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi nên anh Huyđã có thể sửa chữa xe máy thuê tại các cửa hàng trên địa bàn thị xã.
Với kinh nghiệm tích lũy sau 4 năm làm thuê, anh Huy đã tự tin mở hiệu sửa chữa xe máy riêng, với số vốn đầu tư trên 90 triệu đồng. Anh Huy cho biết: “Hiện nay, tôi thuê thêm 2 người và trả lương trên 4 triệu đồng/người/tháng/. Trừ mọi chi phí, mỗi tháng anh Huy thu nhập từ5 đến 6 triệu đồng”.
Cũng là người được tham gia lớp thêu thổcẩm của đề án đào tạo nghề cho LĐNT, chị Dung Thị Chiên, thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc ngày càng phát triển nghề truyền thống của mình. Bình quân mỗi ngày, chịChiên làm được 20 sản phẩm đệm ngồi, gối, thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng. Với tay nghề được đào tạo, các hoa văn trên vải thổ cẩm như: hoa chanh, hoa quả trám, hình thoi, hình thú… được chị thêu tinh xảo hơn nhiều người khác, nên nhiều cửa hàng kinh doanh thổ cẩm ở chợ Mường Lò, các tiểu thương ở Tú Lệ (huyện Văn Chấn), huyện Mù Cang Chải hay các tỉnh: Phú Thọ, Sơn La... đã đến đặt hàng. Từmột gia đình thuần nông, nhưng nhờ có nghề phụ, đến nay gia đình chị đã có cơngơi khang trang vào diện khá trong bản.
Không chọn nghề sửa xe máy hay nghề thổ cẩm truyền thống, anh Hoàng Văn Tính, thôn Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi mạnh dạn theo lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cộng đồng với các nội dung về chếbiến ẩm thực dân tộc, cách thức tiếp cận với các công ty du lịch, kỹ năng phục vụ,đón tiếp khách... Sau khi được trang bị kiến thức cơ bản, anh Tính đã mạnh dạnđầu tư xây dựng nhà cửa, làm các công trình phụ, mua sắm đồ đạc phục vụ làm du lịch trị giá gần 1 tỷ đồng. Mô hình du lịch cộng đồng của gia đình anh bắt đầuđi vào hoạt động từ cuối năm 2014. Đến nay, bình quân mỗi tháng gia đình đón 15đoàn khách, bước đầu tạo thêm việc làm ổn định cho 4 lao động trong gia đình. Anh Tính cho biết: “Để mô hình hoạt động hiệu quả, tôi tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã sớm làm du lịch cộng đồng và muốn được tham gia đào tạo ngoại ngữ, được vay vốn ưu đãi để có thể đầu tư thêm nhằm thu hút khách du lịch”.
Qua khảo sát, có 65 - 70% lao động sau đào tạo nghề làm đúng ngành nghề được đào tạo và ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình. Để học viên có thể sống được bằng nghề được đào tạo, trong quá trình đào tạo nghề, ngoài việc mở các lớp theo đúng nguyện vọng và nhu cầu phát triển của thị trường, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cũng là yếu tố quan trọng. Do đó, Phòng LĐ,TB&XH thị xã đã phối hợp mở các lớp học phù hợp với thời gian của LĐNT, để họ có điều kiện tham gia đầy đủ; lựa chọn, đặt hàng với các cơ sở tham gia đào tạo nghề có các thầy cô giáo chuyên ngành và những người thợ lành nghề, những nghệ nhân... để có thể truyền đạt, hướng dẫn thực hành hiệu quả nhất. Chú trọng phương pháp cầm tay chỉ việc, thực hành là chính.
Bà Vì Thị Sâm - Trưởng phòng LĐ,TB&XH thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Sau đào tạo, thị xã phối hợp với các doanh nghiệp, cửa hàng trong, ngoài địa bàn giới thiệu việc làm cho các học viên. Đối với học viên áp dụng ngành nghề đào tạo phát triển kinh tế tại hộ gia đình, được ưu tiên hỗ trợ vay vốn phát triển ngành nghề, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới, các chương trình khuyến nông hay mô hình chăn nuôi, trồng trọt thử nghiệm”.
Tuy nhiên, để học viên làm kinh tế bằng nghề được đào tạo có cơ hội phát triển bền vững, nhất là có thể thoát nghèo và làm giàu bằng nghề, thì cần phải tiếp tục đào tạo nâng cao chất lượng tay nghềcho họ; tạo điều kiện cho LĐNT đã học nghề, được ứng các tiến bộ khoa học kỹthuật vào các mô hình kinh tế; được tạo điều cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với hướng xác định này, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu đến năm 2020, sẽ đào tạo 2.500 lao động và đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 60%, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp LĐNT làm giàu ngay tại quê hương mình.
Theo Báo Yên Bái
5 năm (2010 - 2015), thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã đào tạo nghề cho trên 2.526 lao động nông thôn, hỗ trợ và tạo việc làm cho 5.400 lao động. Qua điều tra, khoảng 65 - 70% lao động sau khi đào tạo nghề đã làm đúng ngành nghề được đào tạo, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Anh Hà Văn Huy, thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc học nghề sửa chữa xe máy từ năm 2011 theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), giai đoạn 2010 - 2014 (Đề án 1956) do Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã tổ chức. Tuy thời gian học chỉ 3 tháng, nhưng đủ trang bị cho anh những kiến thức cơ bản. Với sự yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi nên anh Huyđã có thể sửa chữa xe máy thuê tại các cửa hàng trên địa bàn thị xã.
Với kinh nghiệm tích lũy sau 4 năm làm thuê, anh Huy đã tự tin mở hiệu sửa chữa xe máy riêng, với số vốn đầu tư trên 90 triệu đồng. Anh Huy cho biết: “Hiện nay, tôi thuê thêm 2 người và trả lương trên 4 triệu đồng/người/tháng/. Trừ mọi chi phí, mỗi tháng anh Huy thu nhập từ5 đến 6 triệu đồng”.
Cũng là người được tham gia lớp thêu thổcẩm của đề án đào tạo nghề cho LĐNT, chị Dung Thị Chiên, thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc ngày càng phát triển nghề truyền thống của mình. Bình quân mỗi ngày, chịChiên làm được 20 sản phẩm đệm ngồi, gối, thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng. Với tay nghề được đào tạo, các hoa văn trên vải thổ cẩm như: hoa chanh, hoa quả trám, hình thoi, hình thú… được chị thêu tinh xảo hơn nhiều người khác, nên nhiều cửa hàng kinh doanh thổ cẩm ở chợ Mường Lò, các tiểu thương ở Tú Lệ (huyện Văn Chấn), huyện Mù Cang Chải hay các tỉnh: Phú Thọ, Sơn La... đã đến đặt hàng. Từmột gia đình thuần nông, nhưng nhờ có nghề phụ, đến nay gia đình chị đã có cơngơi khang trang vào diện khá trong bản.
Không chọn nghề sửa xe máy hay nghề thổ cẩm truyền thống, anh Hoàng Văn Tính, thôn Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi mạnh dạn theo lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cộng đồng với các nội dung về chếbiến ẩm thực dân tộc, cách thức tiếp cận với các công ty du lịch, kỹ năng phục vụ,đón tiếp khách... Sau khi được trang bị kiến thức cơ bản, anh Tính đã mạnh dạnđầu tư xây dựng nhà cửa, làm các công trình phụ, mua sắm đồ đạc phục vụ làm du lịch trị giá gần 1 tỷ đồng. Mô hình du lịch cộng đồng của gia đình anh bắt đầuđi vào hoạt động từ cuối năm 2014. Đến nay, bình quân mỗi tháng gia đình đón 15đoàn khách, bước đầu tạo thêm việc làm ổn định cho 4 lao động trong gia đình. Anh Tính cho biết: “Để mô hình hoạt động hiệu quả, tôi tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã sớm làm du lịch cộng đồng và muốn được tham gia đào tạo ngoại ngữ, được vay vốn ưu đãi để có thể đầu tư thêm nhằm thu hút khách du lịch”.
Qua khảo sát, có 65 - 70% lao động sau đào tạo nghề làm đúng ngành nghề được đào tạo và ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình. Để học viên có thể sống được bằng nghề được đào tạo, trong quá trình đào tạo nghề, ngoài việc mở các lớp theo đúng nguyện vọng và nhu cầu phát triển của thị trường, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cũng là yếu tố quan trọng. Do đó, Phòng LĐ,TB&XH thị xã đã phối hợp mở các lớp học phù hợp với thời gian của LĐNT, để họ có điều kiện tham gia đầy đủ; lựa chọn, đặt hàng với các cơ sở tham gia đào tạo nghề có các thầy cô giáo chuyên ngành và những người thợ lành nghề, những nghệ nhân... để có thể truyền đạt, hướng dẫn thực hành hiệu quả nhất. Chú trọng phương pháp cầm tay chỉ việc, thực hành là chính.
Bà Vì Thị Sâm - Trưởng phòng LĐ,TB&XH thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Sau đào tạo, thị xã phối hợp với các doanh nghiệp, cửa hàng trong, ngoài địa bàn giới thiệu việc làm cho các học viên. Đối với học viên áp dụng ngành nghề đào tạo phát triển kinh tế tại hộ gia đình, được ưu tiên hỗ trợ vay vốn phát triển ngành nghề, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới, các chương trình khuyến nông hay mô hình chăn nuôi, trồng trọt thử nghiệm”.
Tuy nhiên, để học viên làm kinh tế bằng nghề được đào tạo có cơ hội phát triển bền vững, nhất là có thể thoát nghèo và làm giàu bằng nghề, thì cần phải tiếp tục đào tạo nâng cao chất lượng tay nghềcho họ; tạo điều kiện cho LĐNT đã học nghề, được ứng các tiến bộ khoa học kỹthuật vào các mô hình kinh tế; được tạo điều cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với hướng xác định này, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu đến năm 2020, sẽ đào tạo 2.500 lao động và đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 60%, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp LĐNT làm giàu ngay tại quê hương mình.