CTTĐT - Trong những năm qua, từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn...
Gia đình anh Đồng Văn Kiên - Thôn Cod Kọi 2 xã Nghĩa Phúc, Thị xã Nghĩa Lộ từ hộ nghèo đã thoát nghèo sau khi được hỗ trợ nuôi lợn nái sinh sản
Tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều nhóm chính sách, dự án và các giải pháp tổng thể như công tác truyền thông nâng cao năng lực, huy động nguồn lực đầu tư, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động; lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải; nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hóa; Đề án giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015...
Để huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt việc sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước; giải quyết tốt vấn đề vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội; các doanh nghiệp hỗ trợ giúp đỡ các xã nghèo; vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”...chú trọng triển khai Đề án 1956 của Chính phủ đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nguồn kinh phí gần 22 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục và đào tạo; Chính sách hỗ trợ y tế cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm và mũi nhọn trong mục tiêu giảm nghèo.
Nhờ đó, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng tích cực, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về sản xuất, đi lại, khám chữa bệnh và học tập của nhân dân.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, các chính sách về giảm nghèo. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giải quyết việc làm…; tăng cường thực hiện Đề án phát triển kinh tế, xã hội của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội như y tế, giáo dục, vay vốn và các chính sách khác đối với hộ nghèo…
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn...
Tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều nhóm chính sách, dự án và các giải pháp tổng thể như công tác truyền thông nâng cao năng lực, huy động nguồn lực đầu tư, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động; lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải; nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hóa; Đề án giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015...
Để huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt việc sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước; giải quyết tốt vấn đề vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội; các doanh nghiệp hỗ trợ giúp đỡ các xã nghèo; vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”...chú trọng triển khai Đề án 1956 của Chính phủ đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nguồn kinh phí gần 22 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục và đào tạo; Chính sách hỗ trợ y tế cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm và mũi nhọn trong mục tiêu giảm nghèo.
Nhờ đó, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng tích cực, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về sản xuất, đi lại, khám chữa bệnh và học tập của nhân dân.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, các chính sách về giảm nghèo. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giải quyết việc làm…; tăng cường thực hiện Đề án phát triển kinh tế, xã hội của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội như y tế, giáo dục, vay vốn và các chính sách khác đối với hộ nghèo…