CTTĐT - Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang ý nghĩa chiến lược lâu dài, những năm qua, huyện Văn Yên Yên đã chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân, tích cực tham gia học các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để tạo việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hướng dẫn thực hành kỹ thuật chăm sóc nuôi ong tại lớp học nghề nuôi ong lấy mật xã Ngòi A, huyện Văn Yên.
Những năm qua, huyện Văn Yên luôn bám sát điều kiện thực tế địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn, giúp người dân hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của việc đào tạo, học nghề. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020, như: đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát nhu cầu của người dân nhằm nắm bắt nhu cầu việc làm trênđịa bàn; tổ chức tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn và đăng ký nghề học phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của từng lao động; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đã được học nghề, đây chính là tiền đề thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Năm 2014 huyện Văn Yên đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 1.896 lao động, nâng tổng số lao động nông thôn qua đào tạo nghề trên toàn huyện lên 18.937 lao động. Trong đó, dạy nghề ngắn hạn tại huyện được 1.013 lao động. Với tổng số lao động trong độ tuổi được đào tạo năm 2014 là 3.800 lao động, nâng tổng số lao động trong độ tuổi qua đào tạo trên toàn huyện lên 38.038 lao động, tỷ lệ đạt 50,5%, đạt 91,8% kế hoạch Đề án.
Với mục tiêu đào tạo gắn với giải quyết việc làm, huyện Văn Yên đã và đang từng bước nâng cao hiệu quả sau đào tạo. Đặc biệt trong những năm qua huyện Văn Yên đã phối hợp với giáo viên trường Cao đẳng nghề Yên Bái tổ chức các lớp học nghề theo mô hình thí điểm của Sở Lao động TB&XH. Trong quá trình triển khai các mô hình thí điểm trên địa bàn huyện bước đầu giúp cho lao động sau khi học nghề đã áp dụng vào sản xuất, tăng mức thu nhập, cải thiện đời sống, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, các mô hình điển hình như: Mô hình kỹ thuật trồng nấm; Mô hình xây dựng; Kỹ thuật trồng lúa; Chế biến gỗ rừng trồng; Mô hình chăn nuôi lợn… Trong 5 năm (từ 2010 – 2014) tổ chức đào tạo theo mô hình thí điểm cho 340 số lao động.
Để tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân yên tâm học nghề, huyện Văn Yên đã thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các lao động nông thôn tham gia học nghề. Thông qua các lớp học nghề, người dân đã được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu. Đồng thời, góp phần giải quyết được nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Với các nghề đào tạo chủ yếu như: Kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật xây dựng, chăn nuôi, nấu ăn, nghề may, nuôi cá nước ngọt, thú y, nghề nuôi ong lấy mật,...
Lớp học nghề nuôi ong lấy mật tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên.
Năm 2014, huyện Văn Yên đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 1.896 lao động, nâng tổng số lao động nông thôn qua đào tạo nghề trên toàn huyện lên 18.937 lao động. Trong đó, dạy nghề ngắn hạn tại huyện được 1.013 lao động. Với tổng số lao động trong độ tuổi được đào tạo năm 2014 là 3.800 lao động, nâng tổng số lao động trong độ tuổi qua đào tạo trên toàn huyện lên 38.038 lao động, tỷ lệ đạt 50,5%, đạt 100% kế hoạch Đề án, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là: 18.937 lao động đạt 99% kế hoạch Đề án.
Có được kết quả này đó là trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, hướng dẫn của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, do thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền sự nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng cao góp phần tăng tỷ lệ qua đào tạo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, không có việc làm.
Có thể thấy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề ở Văn Yên đã và đang đi đúng hướng, tập trung hướng mạnh vào nghề cho lao động nông thôn gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hiệu quả và chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, người học nghề được tiếp cận phổ cập kiến thức mới về lĩnh vực được đào tạo, đã biết vận dụng kiến thức đã học để làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, có cơ hội được làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và cho gia đình góp phần ổn định cuộc sống. Kết quả trên đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, dạy nghề gắn với việc làm giảm nghèo bền vững.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang ý nghĩa chiến lược lâu dài, những năm qua, huyện Văn Yên Yên đã chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân, tích cực tham gia học các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để tạo việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm qua, huyện Văn Yên luôn bám sát điều kiện thực tế địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn, giúp người dân hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của việc đào tạo, học nghề. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020, như: đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát nhu cầu của người dân nhằm nắm bắt nhu cầu việc làm trênđịa bàn; tổ chức tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn và đăng ký nghề học phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của từng lao động; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đã được học nghề, đây chính là tiền đề thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Năm 2014 huyện Văn Yên đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 1.896 lao động, nâng tổng số lao động nông thôn qua đào tạo nghề trên toàn huyện lên 18.937 lao động. Trong đó, dạy nghề ngắn hạn tại huyện được 1.013 lao động. Với tổng số lao động trong độ tuổi được đào tạo năm 2014 là 3.800 lao động, nâng tổng số lao động trong độ tuổi qua đào tạo trên toàn huyện lên 38.038 lao động, tỷ lệ đạt 50,5%, đạt 91,8% kế hoạch Đề án.
Với mục tiêu đào tạo gắn với giải quyết việc làm, huyện Văn Yên đã và đang từng bước nâng cao hiệu quả sau đào tạo. Đặc biệt trong những năm qua huyện Văn Yên đã phối hợp với giáo viên trường Cao đẳng nghề Yên Bái tổ chức các lớp học nghề theo mô hình thí điểm của Sở Lao động TB&XH. Trong quá trình triển khai các mô hình thí điểm trên địa bàn huyện bước đầu giúp cho lao động sau khi học nghề đã áp dụng vào sản xuất, tăng mức thu nhập, cải thiện đời sống, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, các mô hình điển hình như: Mô hình kỹ thuật trồng nấm; Mô hình xây dựng; Kỹ thuật trồng lúa; Chế biến gỗ rừng trồng; Mô hình chăn nuôi lợn… Trong 5 năm (từ 2010 – 2014) tổ chức đào tạo theo mô hình thí điểm cho 340 số lao động.
Để tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân yên tâm học nghề, huyện Văn Yên đã thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các lao động nông thôn tham gia học nghề. Thông qua các lớp học nghề, người dân đã được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu. Đồng thời, góp phần giải quyết được nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Với các nghề đào tạo chủ yếu như: Kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật xây dựng, chăn nuôi, nấu ăn, nghề may, nuôi cá nước ngọt, thú y, nghề nuôi ong lấy mật,...
Lớp học nghề nuôi ong lấy mật tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên.
Năm 2014, huyện Văn Yên đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 1.896 lao động, nâng tổng số lao động nông thôn qua đào tạo nghề trên toàn huyện lên 18.937 lao động. Trong đó, dạy nghề ngắn hạn tại huyện được 1.013 lao động. Với tổng số lao động trong độ tuổi được đào tạo năm 2014 là 3.800 lao động, nâng tổng số lao động trong độ tuổi qua đào tạo trên toàn huyện lên 38.038 lao động, tỷ lệ đạt 50,5%, đạt 100% kế hoạch Đề án, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là: 18.937 lao động đạt 99% kế hoạch Đề án.
Có được kết quả này đó là trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, hướng dẫn của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, do thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền sự nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng cao góp phần tăng tỷ lệ qua đào tạo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, không có việc làm.
Có thể thấy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề ở Văn Yên đã và đang đi đúng hướng, tập trung hướng mạnh vào nghề cho lao động nông thôn gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hiệu quả và chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, người học nghề được tiếp cận phổ cập kiến thức mới về lĩnh vực được đào tạo, đã biết vận dụng kiến thức đã học để làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, có cơ hội được làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và cho gia đình góp phần ổn định cuộc sống. Kết quả trên đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, dạy nghề gắn với việc làm giảm nghèo bền vững.