Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Thoát nghèo nhờ học nghề

11/12/2015 20:25:04 Xem cỡ chữ

CTTĐT - Trong những năm qua, nhờ chú trọng gắn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được thành phố xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập xóa đói, giảm nghèo.

Lớp học nghề nuôi ong lấy mật tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên.

Đến nay người dân ở khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản trong tập quán sản xuất, biết lựa chọn loại hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp, mạnh dạn trong việc lựa chọn các loại giống mới cho năng suất cao. Theo thống kê xã Minh Bảo có 1.982 lao động trong độ tuổi, Trong đó lao động nông nghiệp là 1.402 lao động,chiếm tỷ lệ 70,7%, lao động phi nông nghiệp 580 lao động chiếm 29,3%. Những năm qua, gắn với xây dựng tiêu chí xã nông thôn mới, xã Minh Bảo đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động lao động tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với tiêu chí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, xã Minh Bảo đã tổ chức được 18 lớp dạy nghề cho gần 600 lao động. Qua đó, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tại địa bàn xã đạt trên 45%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,7%. Ngay sau khi có Quyết định 1956 của Thủ tướng chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và phê duyệt Đề án “Đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Yên Bái đến năm 2020”. Triển khai tuyên truyền sâu rộng về mục tiêu, ý nghĩa của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng. Hàng năm thành phố tập trung chỉ đạo phòng Lao động thương binh và xã hội thành phố, phối hợp với trung tâm dạy nghề tiến hành khảo sát, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu học nghề. Trong đó, tập trung hướng nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động lựa chọn học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của bản thân, thực tế của lao động nông thôn.

Một số ngành nghề chính được lựa chọn đào tạo như nghề xây dựng, chăn nuôi thú y, trồng rau an toàn, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sửa chữa xe máy và nghề may dân dụng. Qua hoạt động đào tạo nghề, người học đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình đào tạo, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm để kiếm sống, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, Chị Trần Thị Thu Hương, thôn Chấn Thanh 1, xã Âu Lâu cho biết “Được tham gia lớp dạy nghề may dân dụng, không chỉ giúp cho em biết được nghề mình đang học, mà từ kiến thức được học em sẽ cố gắng học hỏi thêm để có thể tự kiếm được việc làm có thu nhập cho bản thân. Em thấy đây là những lóp học rất thiết thực đối với những thanh niên nông thôn như chúng em, khi mà điều kiện gia học nghề cho bản thân còn nhiều khó khăn.” Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo mô hình thí điểm hầu hết đều phát huy hiệu quả, các nghề đào tạo đều gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Trong 5 năm triển khai đề án 1956 thành phố đã tổ chức được 81 lớp dạy nghề ngắn hạn với 2.420 học viên tham gia, trong đó, có 36 lớp phi nông nghiệp và 45 lớp nông nghiệp. Sau khi học nghề có trên 80% lao động tự tạo việc làm và tự thành lập các tổ đội sản xuất. Ngoài ra một số lao động đã tham gia vào các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh, thu nhập tăng thêm của lao động tự tạo việc làm tại chỗ cũng được tăng lên rõ rệt từ 1,5 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/tháng, thu nhập của lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/tháng. Đối với các lớp nông nghiệp, sau khi học xong, học viên biết ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm chi phí sản xuất và tăng quy mô sản xuất, năng suất lao động, tự tạo việc làm tại chỗ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Thông qua việc học nghề, người dân ở khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản trong tập quán sản xuất, biết lựa chọn loại hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp, mạnh dạn trong việc lựa chọn các loại giống mới cho năng suất cao đưa vào sản xuất để nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo.

 

Thu Hương