CTTĐT - Trồng dâu, nuôi tằm là nghề truyền thống đã đi vào ca dao “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Những năm gần đây, ở nhiều địa phương bà con đã mạnh dạn chuyển đổi những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm thoát nghèo vươn lên làm giầu, điển hình mô hình trồng dâu nuôi tằm chị Lương Thị Út thôn Đèo Thao.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Lương Thị Út thôn Đèo Thao
Đến thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Lương Thị Út thôn Đèo Thao, từ một gia đình nghèo trong xã, nhờ có nghị lực, dám nghĩ dám làm, quyết tâm phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đến nay gia đình chị đã khấm khá, các con học hành đầy đủ. Chị cho biết: “Năm 2013, được biết xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên nhiều hộ phụ nữ đã thoát nghèo nhờ trồng dâu nuôi tằm, tôi đã đến xã Tân Đồng tham quan và học hỏi cách trồng dâu nuôi tằm, sau đó tôi đã bàn với gia đình và được Hội Phụ nữ xã tạo điều kiện cho vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Được tham gia lớp tập huấn trồng dâu nuôi tằm do xã tổ chức, tôi mạnh dạn đầu tư ban đầu trồng 3 sào dâu, sau thời gian thấy đem lại lợi ích kinh tế cao, tôi đã mở rộng diện tích trồng dâu của gia đình lên 15 sào, hàng năm sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng”. . Cùng với chị Út hiện nay ở xã Cảm Ân đã có nhiều chị em học tập phát triển kinh tế với mô hình này, nhờ đó, đời sống hội viên phụ nữ xã không ngừng được cải thiện. Nhiều gia đình chị em trước đây thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nay đã vươn lên thoát nghèo, điển hình như gia đình chị Trần Thị Hợi – thôn Ngòi Cát, chị Lã Thị Thoa – Thôn Tân Lương…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trồng dâu, nuôi tằm là nghề truyền thống đã đi vào ca dao “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Những năm gần đây, ở nhiều địa phương bà con đã mạnh dạn chuyển đổi những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm thoát nghèo vươn lên làm giầu, điển hình mô hình trồng dâu nuôi tằm chị Lương Thị Út thôn Đèo Thao.Đến thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Lương Thị Út thôn Đèo Thao, từ một gia đình nghèo trong xã, nhờ có nghị lực, dám nghĩ dám làm, quyết tâm phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đến nay gia đình chị đã khấm khá, các con học hành đầy đủ. Chị cho biết: “Năm 2013, được biết xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên nhiều hộ phụ nữ đã thoát nghèo nhờ trồng dâu nuôi tằm, tôi đã đến xã Tân Đồng tham quan và học hỏi cách trồng dâu nuôi tằm, sau đó tôi đã bàn với gia đình và được Hội Phụ nữ xã tạo điều kiện cho vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Được tham gia lớp tập huấn trồng dâu nuôi tằm do xã tổ chức, tôi mạnh dạn đầu tư ban đầu trồng 3 sào dâu, sau thời gian thấy đem lại lợi ích kinh tế cao, tôi đã mở rộng diện tích trồng dâu của gia đình lên 15 sào, hàng năm sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng”. . Cùng với chị Út hiện nay ở xã Cảm Ân đã có nhiều chị em học tập phát triển kinh tế với mô hình này, nhờ đó, đời sống hội viên phụ nữ xã không ngừng được cải thiện. Nhiều gia đình chị em trước đây thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nay đã vươn lên thoát nghèo, điển hình như gia đình chị Trần Thị Hợi – thôn Ngòi Cát, chị Lã Thị Thoa – Thôn Tân Lương…