CTTĐT – Là huyện vùng cao đặc biệt của tỉnh Yên Bái, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 60%. Những năm qua phát huy hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước như chương trình giảm nghèo, chương trình 30a, đã giúp đời sống tinh thần của người dân huyện Trạm Tấu có những chuyển biến rõ rệt.
Chăn nuôi lợn xóa đói giảm nghèo huyện Trạm Tấu
Những năm trước đây gia đình bà Lò Thị Pình là gia đình hộ nghèo của Thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu. Nhờ được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện, bà Pình đầu tư chăn nuôi lợn, với hệ thống chuồng trai sẵn có bà Pình tập trung chăm sóc, chủ động nguồn thức ăn, lên thu nhập từ chăn nuôi đã giúp bà trả được nợ ngân hàng và trang trải cuộc sống. Trong điều kiện đất canh tác ít việc phát triển chăn nuôi như gia đình bà Pình là hướng đi cần được nhân rộng, để nhiều hộ dân có cơ hội thoát nghèo.
Bà Lò Thị Pình, thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết: Ban đầu tôi mua lợn nái để sinh sản, từ đó đến nay mỗi năm gia đình tôi xuất chuồng từ 3 – 4 tấn lợn, gia đình tôi đã dần bớt khó khăn về kinh tế ổn định cuộc sống. Gia đình tôi rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đến thời điểm này gia đình tôi đã thoát nghèo, có của ăn, của để cho gia đình.
Được hỗ trợ 20 triệu đồng để làm chuồng trại, cùng với 80 triệu đồng vay của Ngân hàng Nông nghiệp huyện, anh Hoàng Đình Văn đã xây dựng mô hình nuôi bò, lợn, lợi nhuận từ chăn nuôi không chỉ giúp cho gia đình anh trả hết nợ Ngân hàng mà còn có vốn để đầu tư làm gạch và mua máy xúc, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
anh Hoàng Đình Văn – Thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu được vay vốn làm kinh tế và thoát nghèo
Là xã có tỉ lệ hộ nghèo gần 40%, lên chương trình giảm nghèo tại Hát Lừu đều tập trung hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong đó chăn nuôi là hướng phát triển kin tế được nhiều người dân lựa chọn và đã mạng lại hiệu quả thiết thực. Năm 2018, xã Hát Lừu phấn đấu giảm 15% số hộ nghèo.
Ông Lò Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết: UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo hộ nghèo của xã, phân công các thành viên xuống thôn bản, dựa trên cơ sở là có danh sách đăng ký thoát nghèo năm 2018 của bà con nhân dân. Năm 2018, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình giảm nghèo của huyện Trạm Tấu là trên 78 tỷ đồng. Trong đó ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng thì các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135 cũng được đầu tư gần 6 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần giúp huyện vùng cao này giảm 6,5% số hộ nghèo. Tuy nhiên do cuộc sống của người dân vùng cao còn khó khăn, các mô hình hỗ trợ chưa được thật sự bền vững do vậy tỉ lệ tái nghèo còn cao mà nguyên nhân do một bộ phận người dân thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, ít lao động.
Ông Phan Trung Kiên – Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu cho biết trong công tác giảm nghèo một số vấn đề còn gặp nhiều khó khăn như sự ỉ lại trông chờ của người dân, một số hộ không muốn thoát nghèo, các mô hình chưa được lớn lắm nhưng cũng đã có sự phát triển mạnh của một số họ gia đình, tuy nhiên sự khó khăn của vùng cao chưa thoát khỏi hẳn mô hình lớn mà chỉ tập trung một số mô hình nhỏ và bên cạnh đó sự chung tay của các cấp ủy chính quyền, các xã đã phần nào giải quyết được vấn đề đưa công tác xóa đói, giảm nghèo để bà con dần thay đổi phần góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Từ sự đầu tư của nhà nước, kinh tế - xã hội của huyện Trạm Tấu đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, tạo động lực để đồng bào các dân tộc thi đua lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Phát huy kết quả đạt được, bước vào năm 2019 huyện Trạm Tấu phấn đấu giảm 4,5% hộ nghèo...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Là huyện vùng cao đặc biệt của tỉnh Yên Bái, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 60%. Những năm qua phát huy hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước như chương trình giảm nghèo, chương trình 30a, đã giúp đời sống tinh thần của người dân huyện Trạm Tấu có những chuyển biến rõ rệt. Những năm trước đây gia đình bà Lò Thị Pình là gia đình hộ nghèo của Thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu. Nhờ được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện, bà Pình đầu tư chăn nuôi lợn, với hệ thống chuồng trai sẵn có bà Pình tập trung chăm sóc, chủ động nguồn thức ăn, lên thu nhập từ chăn nuôi đã giúp bà trả được nợ ngân hàng và trang trải cuộc sống. Trong điều kiện đất canh tác ít việc phát triển chăn nuôi như gia đình bà Pình là hướng đi cần được nhân rộng, để nhiều hộ dân có cơ hội thoát nghèo.
Bà Lò Thị Pình, thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết: Ban đầu tôi mua lợn nái để sinh sản, từ đó đến nay mỗi năm gia đình tôi xuất chuồng từ 3 – 4 tấn lợn, gia đình tôi đã dần bớt khó khăn về kinh tế ổn định cuộc sống. Gia đình tôi rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đến thời điểm này gia đình tôi đã thoát nghèo, có của ăn, của để cho gia đình.
Được hỗ trợ 20 triệu đồng để làm chuồng trại, cùng với 80 triệu đồng vay của Ngân hàng Nông nghiệp huyện, anh Hoàng Đình Văn đã xây dựng mô hình nuôi bò, lợn, lợi nhuận từ chăn nuôi không chỉ giúp cho gia đình anh trả hết nợ Ngân hàng mà còn có vốn để đầu tư làm gạch và mua máy xúc, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
anh Hoàng Đình Văn – Thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu được vay vốn làm kinh tế và thoát nghèo
Là xã có tỉ lệ hộ nghèo gần 40%, lên chương trình giảm nghèo tại Hát Lừu đều tập trung hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong đó chăn nuôi là hướng phát triển kin tế được nhiều người dân lựa chọn và đã mạng lại hiệu quả thiết thực. Năm 2018, xã Hát Lừu phấn đấu giảm 15% số hộ nghèo.
Ông Lò Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết: UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo hộ nghèo của xã, phân công các thành viên xuống thôn bản, dựa trên cơ sở là có danh sách đăng ký thoát nghèo năm 2018 của bà con nhân dân. Năm 2018, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình giảm nghèo của huyện Trạm Tấu là trên 78 tỷ đồng. Trong đó ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng thì các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135 cũng được đầu tư gần 6 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần giúp huyện vùng cao này giảm 6,5% số hộ nghèo. Tuy nhiên do cuộc sống của người dân vùng cao còn khó khăn, các mô hình hỗ trợ chưa được thật sự bền vững do vậy tỉ lệ tái nghèo còn cao mà nguyên nhân do một bộ phận người dân thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, ít lao động.
Ông Phan Trung Kiên – Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu cho biết trong công tác giảm nghèo một số vấn đề còn gặp nhiều khó khăn như sự ỉ lại trông chờ của người dân, một số hộ không muốn thoát nghèo, các mô hình chưa được lớn lắm nhưng cũng đã có sự phát triển mạnh của một số họ gia đình, tuy nhiên sự khó khăn của vùng cao chưa thoát khỏi hẳn mô hình lớn mà chỉ tập trung một số mô hình nhỏ và bên cạnh đó sự chung tay của các cấp ủy chính quyền, các xã đã phần nào giải quyết được vấn đề đưa công tác xóa đói, giảm nghèo để bà con dần thay đổi phần góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Từ sự đầu tư của nhà nước, kinh tế - xã hội của huyện Trạm Tấu đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, tạo động lực để đồng bào các dân tộc thi đua lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Phát huy kết quả đạt được, bước vào năm 2019 huyện Trạm Tấu phấn đấu giảm 4,5% hộ nghèo...