CTTĐT – Những năm qua, huyện Lục Yên đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, từng bước đưa chăn nuôi trở thành một trong những ngành sản xuất chính gắn với lộ trình xây dựng nông thôn mới, giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.
Hộ dân huyện Lục Yên phát triển chăn nuôi lợn thịt
Để giúp cho người dân phát triển chăn nuôi ổn định, thích nghi với phương thức này, huyện Lục Yên đã có nhiều chương trình đầu tư phát triển quy mô chăn nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình như: hình thành các khu chăn nuôi theo hướng tập trung, chăn nuôi lợn thịt kết hợp lợn nái, chăn nuôi gà, cá lồng, chăn nuôi lợn nái, lợn thịt...
Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã thành lập được 247 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, trong đó chăn nuôi lợn thịt có 65 cơ sở; lợn nái 38 cơ sở, gà 69 cơ sở, cá lồng 25 cơ sở. Riêng năm 2018 huyện đã thành lập được 26 cơ sở gồm 12 cơ sở chăn nuôi gà và 14 cơ sở chăn nuôi lợn thịt kết hợp lợn nái, tổng số mức hỗ trợ cho các cơ sở là 480 triệu đồng. Nhìn chung, các cơ sở được hỗ trợ trên địa bàn huyện đều phát triển, tạo điều kiện áp dụng KHKT vào sản xuất chăn nuôi, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, xử lý tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Hiện, toàn xã có gần 700 con trâu, 21 con bò, hơn 2600 con lợn, hơn 37 nghìn gia cầm…Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa, toàn xã đã thực hiện được 4 mô hình trong 2 năm 2017 và năm 2018 bao gồm: chăn nuôi lợn nái; chăn nuôi lợn nái kết hợp chăn nuôi lợn thịt; chăn nuôi gà thương phẩm. Từ đó, trên địa bàn xuất hiện và hình thành ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.
Để hỗ trợ nông dân trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, ngành nông nghiệp huyện đã kết hợp với các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Bình quân mỗi năm, Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp tích cực xây dựng các mô hình chăn nuôi ở các xã; tổ chức cho một số nông dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý mô hình, trang trại chăn nuôi tại tỉnh bạn. Được biết, những năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh, sử dụng con giống có năng suất, chất lượng cao; bảo tồn, phát triển giống vật nuôi bản địa có giá trị, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Những năm qua, huyện Lục Yên đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, từng bước đưa chăn nuôi trở thành một trong những ngành sản xuất chính gắn với lộ trình xây dựng nông thôn mới, giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.Để giúp cho người dân phát triển chăn nuôi ổn định, thích nghi với phương thức này, huyện Lục Yên đã có nhiều chương trình đầu tư phát triển quy mô chăn nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình như: hình thành các khu chăn nuôi theo hướng tập trung, chăn nuôi lợn thịt kết hợp lợn nái, chăn nuôi gà, cá lồng, chăn nuôi lợn nái, lợn thịt...
Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã thành lập được 247 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, trong đó chăn nuôi lợn thịt có 65 cơ sở; lợn nái 38 cơ sở, gà 69 cơ sở, cá lồng 25 cơ sở. Riêng năm 2018 huyện đã thành lập được 26 cơ sở gồm 12 cơ sở chăn nuôi gà và 14 cơ sở chăn nuôi lợn thịt kết hợp lợn nái, tổng số mức hỗ trợ cho các cơ sở là 480 triệu đồng. Nhìn chung, các cơ sở được hỗ trợ trên địa bàn huyện đều phát triển, tạo điều kiện áp dụng KHKT vào sản xuất chăn nuôi, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, xử lý tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Hiện, toàn xã có gần 700 con trâu, 21 con bò, hơn 2600 con lợn, hơn 37 nghìn gia cầm…Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa, toàn xã đã thực hiện được 4 mô hình trong 2 năm 2017 và năm 2018 bao gồm: chăn nuôi lợn nái; chăn nuôi lợn nái kết hợp chăn nuôi lợn thịt; chăn nuôi gà thương phẩm. Từ đó, trên địa bàn xuất hiện và hình thành ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.
Để hỗ trợ nông dân trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, ngành nông nghiệp huyện đã kết hợp với các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Bình quân mỗi năm, Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp tích cực xây dựng các mô hình chăn nuôi ở các xã; tổ chức cho một số nông dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý mô hình, trang trại chăn nuôi tại tỉnh bạn. Được biết, những năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh, sử dụng con giống có năng suất, chất lượng cao; bảo tồn, phát triển giống vật nuôi bản địa có giá trị, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.