Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Một số chính sách việc làm cho thanh niên

15/08/2019 09:59:00 Xem cỡ chữ
Theo số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ thanh niên chiếm hơn 50% lực lượng lao động xã hội, là một tiềm năng vô cùng to lớn cho sự phát triển đất nước. Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm và có nhiều chính sách việc làm cho thanh niên. Một số chính sách cơ bản mà Nhà nước đã ban hành như sau:

Mô hình phát triển kinh tế của thanh niên tỉnh Yên Bái

 Một là, Luật Thanh niên số 53/2005/QH11. Tại Điều 10 - Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động có ghi rõ: (1) Thanh niên lao động đế lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước; (2) chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động; lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù họp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội; (3) rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, tuân thủ kỷ luật lao động; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triên khoa học và công nghệ; (4) xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Điều 18 về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên như sau: (1) Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triến kinh tế - xã hội; thanh niên của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm; (2) Nhà nước có cơ chế, chính sách giao cho tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chương trình, dự án khác đê thanh niên có điều kiện phấn dấu, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp; (3) Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất dai để khuyến khích các doanh nghiệp tạo chỗ ở cho lao động trẻ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung đông lao động trẻ; (4) Gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm.

Hai là, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/ 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Nghị định dành riêng chương 4 nói về “Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên”. Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện: (1) Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; (2) Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các đối tượng theo quy định tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ: (1) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn; (2) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Các đối tượng theo quy định tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.

Với thanh niên lập nghiệp, Nhà nước hỗ trợ cho đối tượng là: Học sinh các trường trung học phổ thông; Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nội dung hỗ trợ là định hướng nghề nghiệp; cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc; tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức; cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Với thanh niên khởi sự doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho nhóm đối tượng là thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và Thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp, với nội dung hỗ trợ là: (1) Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp; (2) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp; (3) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Ba là, Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với nhóm đối tượng thanh niên là học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc; Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.

Bốn là, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 [4] (Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg). Trong đó nói rõ nhóm đối tượng là: (1) lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; (2) Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

Năm là, Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 cho nhóm đối tượng là người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu.