Để giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) sau đại dịch Covid-19, các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp tập trung hỗ trợ NLĐ bị thất nghiệp, cập nhật biến động cung - cầu của thị trường, tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề...
Người lao động được các cơ quan chức năng hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống.
Là lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị Nguyễn Thị Hanh ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình phải trở về quê. Sau nửa năm ở nhà không có việc làm, đầu năm 2022 chị Hanh đã có kế hoạch tìm kiếm làm việc; tuy nhiên, thay vì quay trở lại Bình Dương, chị Hanh xin làm việc tại doanh nghiệp (DN) ở các tỉnh phía Bắc.
Chị Hanh chia sẻ: "Qua trang Facebook của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái, tôi biết Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam thuộc Khu Công nghiệp Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có thông báo tuyển dụng lao động làm việc. Sau khi tìm hiểu về yêu cầu tuyển dụng, công việc, các quyền lợi được hưởng, tôi thấy mình đáp ứng được yêu cầu công việc nên đã làm hồ sơ xin việc gửi về Công ty và đã được nhận vào làm. Tôi hoàn tất thủ tục và nhận việc. Với công việc mới này, tôi sẽ cố gắng làm việc tốt để ổn định cuộc sống”.
Không chỉ chị Hanh, mà hàng nghìn NLĐ Yên Bái có nhu cầu việc làm đã được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp.
Năm 2021 - một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) bị đình trệ. Bởi vậy, nhiều lao động đã phải nghỉ không lương hoặc luân phiên làm việc. Các lao động tự do cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái, trong năm 2021, hàng trăm nghìn người lao động gửi hồ sơ đề nghị được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 của Chính phủ và đã có 90.781 đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này gồm 87.553 NLĐ, 3.228 người sử dụng lao động, với tổng kinh phí 108,356 tỷ đồng.
Các cơ quan chức năng, địa phương đã giải quyết chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp được 3.835 người với số tiền trợ cấp thất nghiệp 50,4 tỷ đồng.
Bên cạnh việc hỗ trợ các chính sách cho NLĐ, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm mới cho NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; thường xuyên đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên website, fanpage, kết nối với các DN có nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu việc làm phù hợp cho NLĐ. Công tác đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố quan trọng mở ra cơ hội cho NLĐ có việc làm ổn định.
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều đổi mới bám sát với nhu cầu xã hội và định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương. Có thể kể đến như các mô hình đào tạo nghề lưu động cho lao động nông thôn tại huyện Văn Yên; đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp thị xã Nghĩa Lộ; huyện Trấn Yên tổ chức dạy nghề theo nhu cầu gắn với lợi thế, tiềm năng của từng xã...
Ông Phạm Duy Hưng - Trưởng phòng Phòng Lao động, Việc làm, Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: hiện tại, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên trên địa bàn có 373.481 người; trong đó, khu vực thành thị 84.334 người, chiếm 22,58%, khu vực nông thôn 289.147 người, chiếm 77,42%. Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 366.049 người, chiếm 98,01% lực lượng lao động toàn tỉnh; trong đó, lao động có việc làm khu vực thành thị 83.566 người chiếm 99,09% lực lượng lao động khu vực thành thị; lao động khu vực nông thôn 282.483 người, chiếm 97,7% lực lượng lao động khu vực nông thôn.
Nhờ chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp quý II năm 2022 giảm so với kết quả điều tra năm 2021 là 3,02%. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp quý II năm 2022 là 1,99%; trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị là 0,91%, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn là 2,3%.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 10.978 lao động đạt 56,3% kế hoạch năm 2022, tăng 16,33%, tăng 1.541 lao động so với cùng kỳ. Lao động đi làm việc tại tỉnh ngoài 4.637 lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 13.251 lao động đạt 67,95% kế hoạch.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế, thời gian tới, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giải quyết việc làm cho NLĐ, ngành lao động - thương binh và xã hội với những biện pháp cụ thể: tiếp tục rà soát, thu thập thông tin thị trường lao động; tăng cường giới thiệu việc làm, đẩy mạnh đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn… sẽ tạo nhiều việc làm cho NLĐ để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo Báo Yên Bái
Để giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) sau đại dịch Covid-19, các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp tập trung hỗ trợ NLĐ bị thất nghiệp, cập nhật biến động cung - cầu của thị trường, tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề...Là lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị Nguyễn Thị Hanh ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình phải trở về quê. Sau nửa năm ở nhà không có việc làm, đầu năm 2022 chị Hanh đã có kế hoạch tìm kiếm làm việc; tuy nhiên, thay vì quay trở lại Bình Dương, chị Hanh xin làm việc tại doanh nghiệp (DN) ở các tỉnh phía Bắc.
Chị Hanh chia sẻ: "Qua trang Facebook của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái, tôi biết Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam thuộc Khu Công nghiệp Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có thông báo tuyển dụng lao động làm việc. Sau khi tìm hiểu về yêu cầu tuyển dụng, công việc, các quyền lợi được hưởng, tôi thấy mình đáp ứng được yêu cầu công việc nên đã làm hồ sơ xin việc gửi về Công ty và đã được nhận vào làm. Tôi hoàn tất thủ tục và nhận việc. Với công việc mới này, tôi sẽ cố gắng làm việc tốt để ổn định cuộc sống”.
Không chỉ chị Hanh, mà hàng nghìn NLĐ Yên Bái có nhu cầu việc làm đã được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp.
Năm 2021 - một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) bị đình trệ. Bởi vậy, nhiều lao động đã phải nghỉ không lương hoặc luân phiên làm việc. Các lao động tự do cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái, trong năm 2021, hàng trăm nghìn người lao động gửi hồ sơ đề nghị được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 của Chính phủ và đã có 90.781 đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này gồm 87.553 NLĐ, 3.228 người sử dụng lao động, với tổng kinh phí 108,356 tỷ đồng.
Các cơ quan chức năng, địa phương đã giải quyết chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp được 3.835 người với số tiền trợ cấp thất nghiệp 50,4 tỷ đồng.
Bên cạnh việc hỗ trợ các chính sách cho NLĐ, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm mới cho NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; thường xuyên đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên website, fanpage, kết nối với các DN có nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu việc làm phù hợp cho NLĐ. Công tác đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố quan trọng mở ra cơ hội cho NLĐ có việc làm ổn định.
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều đổi mới bám sát với nhu cầu xã hội và định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương. Có thể kể đến như các mô hình đào tạo nghề lưu động cho lao động nông thôn tại huyện Văn Yên; đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp thị xã Nghĩa Lộ; huyện Trấn Yên tổ chức dạy nghề theo nhu cầu gắn với lợi thế, tiềm năng của từng xã...
Ông Phạm Duy Hưng - Trưởng phòng Phòng Lao động, Việc làm, Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: hiện tại, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên trên địa bàn có 373.481 người; trong đó, khu vực thành thị 84.334 người, chiếm 22,58%, khu vực nông thôn 289.147 người, chiếm 77,42%. Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 366.049 người, chiếm 98,01% lực lượng lao động toàn tỉnh; trong đó, lao động có việc làm khu vực thành thị 83.566 người chiếm 99,09% lực lượng lao động khu vực thành thị; lao động khu vực nông thôn 282.483 người, chiếm 97,7% lực lượng lao động khu vực nông thôn.
Nhờ chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp quý II năm 2022 giảm so với kết quả điều tra năm 2021 là 3,02%. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp quý II năm 2022 là 1,99%; trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị là 0,91%, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn là 2,3%.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 10.978 lao động đạt 56,3% kế hoạch năm 2022, tăng 16,33%, tăng 1.541 lao động so với cùng kỳ. Lao động đi làm việc tại tỉnh ngoài 4.637 lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 13.251 lao động đạt 67,95% kế hoạch.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế, thời gian tới, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giải quyết việc làm cho NLĐ, ngành lao động - thương binh và xã hội với những biện pháp cụ thể: tiếp tục rà soát, thu thập thông tin thị trường lao động; tăng cường giới thiệu việc làm, đẩy mạnh đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn… sẽ tạo nhiều việc làm cho NLĐ để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.