Cho vay giải quyết việc làm là một trong những chương trình cho vay của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), tạo ra hàng nghìn việc làm, giúp hàng nghìn hộ dân ổn định cuộc sống.Vốn cho vay theo Chương trình giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả hơn, thuận lợi hơn ở những xã vùng thấp.
Cán bộ Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên kiểm tra nguồn vốn vay đầu tư mô hình thu mua, chế biến quế vỏ tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên.
Chị Lò Thị Nguyệt, dân tộc Thái ở tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải đon đả đón tiếp du khách đến nghỉ tại homestay của gia đình. Vãn việc, chị quay ra chia sẻ với chúng tôi: "Cơ sở làm ăn ổn định rồi các bác ạ, mọi thành viên trong gia đình đều có việc làm, người lo buồng phòng, người nấu nướng, người hướng dẫn du khách đi tham quan, trải nghiệm. Có được như ngày hôm nay cũng nhờ một phần nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH”.
Chị Nguyệt là một trong số gần 20.000 lượt khách hàng đã vay vốn theo Chương trình giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH tỉnh trong suốt 20 năm qua. Tính đến ngày 30/11/2022, tổng nguồn vốn phục vụ Chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh là 423,2 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là 75,1 tỷ đồng; nguồn vốn huy động của Ngân hàng CSXH là 105 tỷ đồng; nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết 11 ngày 30/01/2022 của Chính phủ là 150 tỷ đồng; nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH là 93,1 tỷ đồng.
Riêng năm 2022, nguồn vốn cho vay chương trình đã tăng 237,2 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP là 150 tỷ đồng, vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tăng 37,2 tỷ đồng (do triển khai Nghị quyết 11 nên nguồn vốn cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được giao cao hơn cả giai đoạn 2003 - 2021).
Trong giai đoạn 2003 - 2022, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho vay được 19.526 lượt khách hàng với số tiền 737,2 tỷ đồng, tạo 29.891 việc làm mới cho người lao động. Đến 30/11/2022, dư nợ chương trình đạt 376,8 tỷ đồng, tăng 239,6 tỷ đồng so với năm 2021, chiếm 8,9% tổng dư nợ với 6.938 dự án đang vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động tại địa phương, (riêng năm 2022 đã thực hiện cho vay 3.838 khách hàng với số tiền 241,7 tỷ đồng).
Theo đánh giá của Ban Đại điện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, nguồn vốn cho vay từ chương trình tạo việc làm đã tạo ra gần 30.000 việc làm mới cho người lao động. Đồng thời nguồn vốn này còn có vai trò quan trọng hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Để nguồn vốn cho vay không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn có tác dụng xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tạo động lực, kích thích bà con mạnh dạn trong làm ăn phát triển kinh tế, Ngân hàng CSXH đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đầu tư vào những ngành nghề thế mạnh của địa phương, những mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm chương trình OCOP như: kinh doanh du lịch cộng đồng ở Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ; kinh doanh chế tác đá thủ công mỹ nghệ, trồng cây ăn quả ở Lục Yên; phát triển nghề chăn nuôi gà thương phẩm, trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên; trồng cây ăn quả đặc sản ở Văn Chấn; trồng và chế biến quế ở Văn Yên cũng như trồng rừng, chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp khác trên tất cả các địa phương…
Điều đáng mừng nhất là qua kiểm tra đối chiếu sử dụng vốn vay cho thấy các hộ được thụ hưởng nguồn vốn đều đang sử dụng rất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, các hộ vay thực hiện nghiêm túc việc trả lãi và trả nợ gốc đúng hạn”.
Hộ ông Hoàng Văn Học, thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên có việc làm ổn định từ cơ sở chế tác đá thủ công mỹ nghệ nhờ đồng vốn chính sách.
Để minh chứng, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái kể tên rất nhiều những hộ gia đình nhờ đồng vốn vay đã tạo được nhiều việc làm và cho thu nhập ổn định như: gia đình ông Hoàng Văn Học ở Liễu Đô, Lục Yên vay vốn mua máy móc về chế tác đá mỹ nghệ; hộ ông Hà Tiến Hùng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái vay vốn đầu tư nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao hay những mô hình điển hình vay vốn trồng quế ở vùng thượng huyện Văn Yên; trồng dâu nuôi tằm ở Việt Thành, Đào Thịnh, Y Can, huyện Trấn Yên...
Thực tế, vốn chính sách cho vay theo Chương trình giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả hơn, thuận lợi hơn ở những xã vùng thấp thuộc các địa phương như Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Lý giải vấn đề này, các cán bộ tín dụng của Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: Do đặc điểm địa bàn đô thị, tập trung đông dân cư là đồng bào Kinh, tỷ lệ hộ nghèo thấp nên không triển khai được các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo… trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách để tạo việc làm cho người lao động vẫn rất cao.
Chính vì thế, những năm qua Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại khu vực thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Tính đến hết tháng 11/2022 nguồn vốn chương trình này đầu tư trên địa bàn thành phố là 176,2 tỷ đồng, chiếm 90% tổng nguồn vốn cho vay các chương trình.
Huyện Trấn Yên là đơn vị cấp huyện đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới nên địa bàn cho vay các chương trình tín dụng chính sách bị thu hẹp, một số chương trình không tiếp tục được triển khai, tuy nhiên Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tham mưu với Trưởng Ban đại diện HĐQT của Ngân hàng ưu tiên phân bổ nguồn vốn chương trình cho vay tạo việc làm cho huyện Trấn Yên. Nhờ đó, đến hết tháng 11/2022 nguồn vốn cho vay của chương trình đã đạt 73,8 tỷ đồng, chiếm 16% tổng nguồn vốn các chương trình.
Cùng đi với cán bộ Ngân hàng CSXH về các địa phương, lắng nghe ý kiến của khách hàng vay vốn, chúng tôi nhận thấy, hiện nay nhu cầu vốn tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái rất lớn, đặc biệt là ở khu vực thành phố, thị xã, các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Theo khảo sát nhu cầu vay vốn hàng năm là từ 100-150 tỷ đồng; trong khi nguồn vốn phân bổ từ Trung ương cho chương trình giải quyết việc làm hàng năm rất ít. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ năm 2003 đến nay được giao là 75,1 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động và vốn ủy thác địa phương, song cũng rất hạn chế.
Trong khi đó, còn nhiều lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu vay vốn tạo việc làm chưa được vay (kế hoạch tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh mỗi năm là hơn 19.000 lao động, nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm mới cho vay được bình quân từ 1.000 - 1.200 lao động/năm (đáp ứng được 6% nhu cầu). Còn nhiều hộ dân ở khu vực nông thôn thiếu vốn sản xuất, học sinh sinh viên ra trường chưa có việc làm, người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Từ thực tiễn này, Ban Đại điện Hội đồng quản trị Ngân hàng và UBND tỉnh cần kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phân bổ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm bổ sung cho tỉnh Yên Bái (mỗi năm từ 40 - 50 tỷ đồng). Nghiên cứu, xem xét giao việc quản lý nguồn vốn về một đầu mối là Ngân hàng CSXH bởi hiện nay nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được giao cho quá nhiều đầu mối quản lý (Ủy ban nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Liên minh Hợp tác xã, Hội Người mù). Hơn nữa, quy trình thủ tục phê duyệt hồ sơ vay vốn phức tạp, phải trình qua nhiều cấp nên thời gian kéo dài dẫn tới vốn tồn đọng.
Theo Báo Yên Bái
Cho vay giải quyết việc làm là một trong những chương trình cho vay của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), tạo ra hàng nghìn việc làm, giúp hàng nghìn hộ dân ổn định cuộc sống.Vốn cho vay theo Chương trình giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả hơn, thuận lợi hơn ở những xã vùng thấp.Chị Lò Thị Nguyệt, dân tộc Thái ở tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải đon đả đón tiếp du khách đến nghỉ tại homestay của gia đình. Vãn việc, chị quay ra chia sẻ với chúng tôi: "Cơ sở làm ăn ổn định rồi các bác ạ, mọi thành viên trong gia đình đều có việc làm, người lo buồng phòng, người nấu nướng, người hướng dẫn du khách đi tham quan, trải nghiệm. Có được như ngày hôm nay cũng nhờ một phần nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH”.
Chị Nguyệt là một trong số gần 20.000 lượt khách hàng đã vay vốn theo Chương trình giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH tỉnh trong suốt 20 năm qua. Tính đến ngày 30/11/2022, tổng nguồn vốn phục vụ Chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh là 423,2 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là 75,1 tỷ đồng; nguồn vốn huy động của Ngân hàng CSXH là 105 tỷ đồng; nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết 11 ngày 30/01/2022 của Chính phủ là 150 tỷ đồng; nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH là 93,1 tỷ đồng.
Riêng năm 2022, nguồn vốn cho vay chương trình đã tăng 237,2 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP là 150 tỷ đồng, vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tăng 37,2 tỷ đồng (do triển khai Nghị quyết 11 nên nguồn vốn cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được giao cao hơn cả giai đoạn 2003 - 2021).
Trong giai đoạn 2003 - 2022, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho vay được 19.526 lượt khách hàng với số tiền 737,2 tỷ đồng, tạo 29.891 việc làm mới cho người lao động. Đến 30/11/2022, dư nợ chương trình đạt 376,8 tỷ đồng, tăng 239,6 tỷ đồng so với năm 2021, chiếm 8,9% tổng dư nợ với 6.938 dự án đang vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động tại địa phương, (riêng năm 2022 đã thực hiện cho vay 3.838 khách hàng với số tiền 241,7 tỷ đồng).
Theo đánh giá của Ban Đại điện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, nguồn vốn cho vay từ chương trình tạo việc làm đã tạo ra gần 30.000 việc làm mới cho người lao động. Đồng thời nguồn vốn này còn có vai trò quan trọng hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Để nguồn vốn cho vay không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn có tác dụng xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tạo động lực, kích thích bà con mạnh dạn trong làm ăn phát triển kinh tế, Ngân hàng CSXH đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đầu tư vào những ngành nghề thế mạnh của địa phương, những mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm chương trình OCOP như: kinh doanh du lịch cộng đồng ở Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ; kinh doanh chế tác đá thủ công mỹ nghệ, trồng cây ăn quả ở Lục Yên; phát triển nghề chăn nuôi gà thương phẩm, trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên; trồng cây ăn quả đặc sản ở Văn Chấn; trồng và chế biến quế ở Văn Yên cũng như trồng rừng, chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp khác trên tất cả các địa phương…
Điều đáng mừng nhất là qua kiểm tra đối chiếu sử dụng vốn vay cho thấy các hộ được thụ hưởng nguồn vốn đều đang sử dụng rất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, các hộ vay thực hiện nghiêm túc việc trả lãi và trả nợ gốc đúng hạn”.
Hộ ông Hoàng Văn Học, thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên có việc làm ổn định từ cơ sở chế tác đá thủ công mỹ nghệ nhờ đồng vốn chính sách.
Để minh chứng, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái kể tên rất nhiều những hộ gia đình nhờ đồng vốn vay đã tạo được nhiều việc làm và cho thu nhập ổn định như: gia đình ông Hoàng Văn Học ở Liễu Đô, Lục Yên vay vốn mua máy móc về chế tác đá mỹ nghệ; hộ ông Hà Tiến Hùng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái vay vốn đầu tư nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao hay những mô hình điển hình vay vốn trồng quế ở vùng thượng huyện Văn Yên; trồng dâu nuôi tằm ở Việt Thành, Đào Thịnh, Y Can, huyện Trấn Yên...
Thực tế, vốn chính sách cho vay theo Chương trình giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả hơn, thuận lợi hơn ở những xã vùng thấp thuộc các địa phương như Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Lý giải vấn đề này, các cán bộ tín dụng của Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: Do đặc điểm địa bàn đô thị, tập trung đông dân cư là đồng bào Kinh, tỷ lệ hộ nghèo thấp nên không triển khai được các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo… trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách để tạo việc làm cho người lao động vẫn rất cao.
Chính vì thế, những năm qua Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại khu vực thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Tính đến hết tháng 11/2022 nguồn vốn chương trình này đầu tư trên địa bàn thành phố là 176,2 tỷ đồng, chiếm 90% tổng nguồn vốn cho vay các chương trình.
Huyện Trấn Yên là đơn vị cấp huyện đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới nên địa bàn cho vay các chương trình tín dụng chính sách bị thu hẹp, một số chương trình không tiếp tục được triển khai, tuy nhiên Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tham mưu với Trưởng Ban đại diện HĐQT của Ngân hàng ưu tiên phân bổ nguồn vốn chương trình cho vay tạo việc làm cho huyện Trấn Yên. Nhờ đó, đến hết tháng 11/2022 nguồn vốn cho vay của chương trình đã đạt 73,8 tỷ đồng, chiếm 16% tổng nguồn vốn các chương trình.
Cùng đi với cán bộ Ngân hàng CSXH về các địa phương, lắng nghe ý kiến của khách hàng vay vốn, chúng tôi nhận thấy, hiện nay nhu cầu vốn tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái rất lớn, đặc biệt là ở khu vực thành phố, thị xã, các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Theo khảo sát nhu cầu vay vốn hàng năm là từ 100-150 tỷ đồng; trong khi nguồn vốn phân bổ từ Trung ương cho chương trình giải quyết việc làm hàng năm rất ít. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ năm 2003 đến nay được giao là 75,1 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động và vốn ủy thác địa phương, song cũng rất hạn chế.
Trong khi đó, còn nhiều lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu vay vốn tạo việc làm chưa được vay (kế hoạch tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh mỗi năm là hơn 19.000 lao động, nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm mới cho vay được bình quân từ 1.000 - 1.200 lao động/năm (đáp ứng được 6% nhu cầu). Còn nhiều hộ dân ở khu vực nông thôn thiếu vốn sản xuất, học sinh sinh viên ra trường chưa có việc làm, người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Từ thực tiễn này, Ban Đại điện Hội đồng quản trị Ngân hàng và UBND tỉnh cần kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phân bổ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm bổ sung cho tỉnh Yên Bái (mỗi năm từ 40 - 50 tỷ đồng). Nghiên cứu, xem xét giao việc quản lý nguồn vốn về một đầu mối là Ngân hàng CSXH bởi hiện nay nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được giao cho quá nhiều đầu mối quản lý (Ủy ban nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Liên minh Hợp tác xã, Hội Người mù). Hơn nữa, quy trình thủ tục phê duyệt hồ sơ vay vốn phức tạp, phải trình qua nhiều cấp nên thời gian kéo dài dẫn tới vốn tồn đọng.