Cùng với việc mở rộng mạng lưới hướng nghiệp dạy nghề, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông được chú trọng dưới nhiều hình thức đa dạng, từ đó công tác hướng nghiệp đối với học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ảnh minh hoạ.
Trong giai đoạn 2020-2022, trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái có 138/184 trường THCS có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, đạt tỷ lệ 75%. 19/27 trường THPT có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, đạt tỷ lệ 70,3%. 136/184 trường THCS có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 73,9%. 19/26 trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 70,3%.
Cùng với đó, gần 40 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó tỷ lệ học sinh học giáo dục nghề nghiệp đạt 25,4%. Riêng năm 2022, tỷ lệ học sinh vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 27,1 %. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT được học giáo dục nghề nghiệp 44,4%.
Ngay từ đầu năm học các nhà trường đã tổ chức khảo sát nhu cầu tiếp tục học tập sau tốt nghiệp THCS/THPT của học sinh lớp 9/lớp 12, tập trung định hướng cho học sinh các hướng di phù hợp sau khi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sức học, năng lực, sở trường, nguyện vọng học tập, điều kiện hoàn cảnh gia đình... đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu học nghề với nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động; có biện pháp tư vấn riêng cho từng đối tượng học sinh.
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các nhà trường đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng tinh giản, thiết thực; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp, tích hợp vào môn học và các hoạt động giáo dục.
Các hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh của các nhà trường đa dạng, vận dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình học sinh; phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị tổ chức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể; các hoạt động ngoại khóa. Nhiều trường THCS, THPT đã tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, tham quan, trải nghiệm thực tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh; hoạt động giáo dục hướng nghiệp được gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, như: Du lịch cộng đồng, trồng và chế biến Sơn tra (huyện Mù Cang Chải); trồng cam, trồng chè, chế biến chè, nuôi ba ba (huyện Văn Chấn); dệt thổ cẩm; du lịch cộng đồng (TX Nghĩa Lộ); trồng bưởi, đan rọ tôm (huyện Yên Bình); trồng dâu nuôi tằm, chế biến gỗ ván ép (huyện Trấn Yên); trồng cam, làm tranh đá quí, chế tác đá mỹ nghệ (huyện Lục Yên); trồng Quế, sản xuất tinh dầu Quế (huyện Văn Yên)...
Các đơn vị quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông. Có trên 60% số trường THCS dạy nghề phổ thông với gần 70% học sinh tham gia; 100% số trường THPT dạy nghề phổ thông với 100% học sinh tham gia.
Trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDNN-GDTX, các trường trung cấp, cao đẳng đẩy mạnh liên kết tổ chức cho học viên học văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với học nghề. Năm 2022 thu hút 17,3% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (tăng 5,8% so với năm 2020); tỷ lệ học viên học văn hóa kết hợp học nghề đạt 97% (tăng 8% so với năm 2020).
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tố chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh - việc làm tại 04 cụm (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Lục Yên, huyện Văn Yên. Đồng thời các nhà trường chủ động tích cực phối hợp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh, việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại đơn vị.
Năm 2022, Sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy các kỹ năng trong học tập, kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong trường học, cuộc sống và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT” tại tỉnh Yên Bái với sự tham gia trực tiếp của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình; tham gia trực tuyến của các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.
Các trường THCS, THPT thường xuyên cập nhật thông tin, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn công tác tuyển sinh hàng năm (tuyển sinh THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học) kịp thời tới giáo viên, phụ huynh, học sinh lớp 9, lớp 12 theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH; tăng cường kết nối các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh để tiếp cận những thông tin định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh; đăng tải thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh trên website, trang facebook chính thức của trường. Phát huy vai trò của Tổ Tư vấn hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm lớp để chuyển tải kịp thời thông tin đến học sinh, tư vấn định hướng cho học sinh việc chọn nghề, chọn trường phù hợp; kịp thời giải đáp thắc mắc của học sinh.
Cùng với đó, triển khai các hoạt động giáo dục khởi nghiệp cho học sinh. Hàng năm Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên. Qua đó lựa chọn và giới thiệu dự án tham gia Cuộc thi cấp quốc gia, có 01 dự án đạt giải Khuyến khích (năm 2020), 1 dự án đạt giải Ba (năm 2022).
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN được bố trí thời gian làm việc hợp lý để có thêm thời gian tự học, tự nghiên cứu và được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt các lớp tập huấn triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Sở GD&ĐT cử cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công tác GDHN cấp THCS, THPT tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&DT tổ chức: tập huấn về dạy học gắn với thực tiễn, GDHN và định hướng phân luồng; bồi dưỡng chuyên đề trong tổ chức hoạt động GDHN; tập huấn “Đổi mới hoạt động GDHN trong trường phổ thông”, “Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khu vực khó khăn và dân tộc thiểu số” để triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018; tổ chức bồi dưỡng tập huấn đổi mới công tác GDHN cho 250 cán bộ, giáo viên phụ trách công tác GDHN của các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc về xây dựng chương trình GDPIN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; cung cấp thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học, cơ hội việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng lao động... Các phòng GD&ĐT triển khai tổ chức các lớp tập huấn tại địa phương, đồng thời thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung bồi dưỡng GDHN cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện công tác hướng nghiệp vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng hè.
Ngoài các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo kết nối, tạo thuận lợi cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các doanh nghiệp ngoài tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, giới thiệu việc làm tại các trường THCS, THPT, trung tâm GDTX.
Trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDNN-GDTX hỗ trợ các trường THCS, THPT trong công tác dạy nghề phổ thông. Có sự phối họp với các doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho người học sau đào tạo như Trung tâm GDNN-GDTX Trấn Yên hợp tác với công ty Unico Global Yên Bái, công ty New Wing (Khu công nghiệp Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang); Công ty thiết bị Điện nước Tây Hồ (Thanh Xuân -Hà Nội)...
Trong giai đoạn tới, tỉnh Yên Bái phấn đấu 80% trường THCS và trường THPT có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Phấn đấu 80% trường THCS và trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hướng nghiệp dạy nghề, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông được chú trọng dưới nhiều hình thức đa dạng, từ đó công tác hướng nghiệp đối với học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.Trong giai đoạn 2020-2022, trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái có 138/184 trường THCS có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, đạt tỷ lệ 75%. 19/27 trường THPT có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, đạt tỷ lệ 70,3%. 136/184 trường THCS có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 73,9%. 19/26 trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 70,3%.
Cùng với đó, gần 40 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó tỷ lệ học sinh học giáo dục nghề nghiệp đạt 25,4%. Riêng năm 2022, tỷ lệ học sinh vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 27,1 %. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT được học giáo dục nghề nghiệp 44,4%.
Ngay từ đầu năm học các nhà trường đã tổ chức khảo sát nhu cầu tiếp tục học tập sau tốt nghiệp THCS/THPT của học sinh lớp 9/lớp 12, tập trung định hướng cho học sinh các hướng di phù hợp sau khi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sức học, năng lực, sở trường, nguyện vọng học tập, điều kiện hoàn cảnh gia đình... đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu học nghề với nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động; có biện pháp tư vấn riêng cho từng đối tượng học sinh.
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các nhà trường đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng tinh giản, thiết thực; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp, tích hợp vào môn học và các hoạt động giáo dục.
Các hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh của các nhà trường đa dạng, vận dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình học sinh; phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị tổ chức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể; các hoạt động ngoại khóa. Nhiều trường THCS, THPT đã tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, tham quan, trải nghiệm thực tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh; hoạt động giáo dục hướng nghiệp được gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, như: Du lịch cộng đồng, trồng và chế biến Sơn tra (huyện Mù Cang Chải); trồng cam, trồng chè, chế biến chè, nuôi ba ba (huyện Văn Chấn); dệt thổ cẩm; du lịch cộng đồng (TX Nghĩa Lộ); trồng bưởi, đan rọ tôm (huyện Yên Bình); trồng dâu nuôi tằm, chế biến gỗ ván ép (huyện Trấn Yên); trồng cam, làm tranh đá quí, chế tác đá mỹ nghệ (huyện Lục Yên); trồng Quế, sản xuất tinh dầu Quế (huyện Văn Yên)...
Các đơn vị quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông. Có trên 60% số trường THCS dạy nghề phổ thông với gần 70% học sinh tham gia; 100% số trường THPT dạy nghề phổ thông với 100% học sinh tham gia.
Trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDNN-GDTX, các trường trung cấp, cao đẳng đẩy mạnh liên kết tổ chức cho học viên học văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với học nghề. Năm 2022 thu hút 17,3% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (tăng 5,8% so với năm 2020); tỷ lệ học viên học văn hóa kết hợp học nghề đạt 97% (tăng 8% so với năm 2020).
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tố chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh - việc làm tại 04 cụm (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Lục Yên, huyện Văn Yên. Đồng thời các nhà trường chủ động tích cực phối hợp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh, việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại đơn vị.
Năm 2022, Sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy các kỹ năng trong học tập, kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong trường học, cuộc sống và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT” tại tỉnh Yên Bái với sự tham gia trực tiếp của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình; tham gia trực tuyến của các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.
Các trường THCS, THPT thường xuyên cập nhật thông tin, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn công tác tuyển sinh hàng năm (tuyển sinh THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học) kịp thời tới giáo viên, phụ huynh, học sinh lớp 9, lớp 12 theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH; tăng cường kết nối các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh để tiếp cận những thông tin định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh; đăng tải thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh trên website, trang facebook chính thức của trường. Phát huy vai trò của Tổ Tư vấn hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm lớp để chuyển tải kịp thời thông tin đến học sinh, tư vấn định hướng cho học sinh việc chọn nghề, chọn trường phù hợp; kịp thời giải đáp thắc mắc của học sinh.
Cùng với đó, triển khai các hoạt động giáo dục khởi nghiệp cho học sinh. Hàng năm Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên. Qua đó lựa chọn và giới thiệu dự án tham gia Cuộc thi cấp quốc gia, có 01 dự án đạt giải Khuyến khích (năm 2020), 1 dự án đạt giải Ba (năm 2022).
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN được bố trí thời gian làm việc hợp lý để có thêm thời gian tự học, tự nghiên cứu và được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt các lớp tập huấn triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Sở GD&ĐT cử cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công tác GDHN cấp THCS, THPT tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&DT tổ chức: tập huấn về dạy học gắn với thực tiễn, GDHN và định hướng phân luồng; bồi dưỡng chuyên đề trong tổ chức hoạt động GDHN; tập huấn “Đổi mới hoạt động GDHN trong trường phổ thông”, “Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khu vực khó khăn và dân tộc thiểu số” để triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018; tổ chức bồi dưỡng tập huấn đổi mới công tác GDHN cho 250 cán bộ, giáo viên phụ trách công tác GDHN của các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc về xây dựng chương trình GDPIN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; cung cấp thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học, cơ hội việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng lao động... Các phòng GD&ĐT triển khai tổ chức các lớp tập huấn tại địa phương, đồng thời thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung bồi dưỡng GDHN cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện công tác hướng nghiệp vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng hè.
Ngoài các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo kết nối, tạo thuận lợi cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các doanh nghiệp ngoài tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, giới thiệu việc làm tại các trường THCS, THPT, trung tâm GDTX.
Trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDNN-GDTX hỗ trợ các trường THCS, THPT trong công tác dạy nghề phổ thông. Có sự phối họp với các doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho người học sau đào tạo như Trung tâm GDNN-GDTX Trấn Yên hợp tác với công ty Unico Global Yên Bái, công ty New Wing (Khu công nghiệp Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang); Công ty thiết bị Điện nước Tây Hồ (Thanh Xuân -Hà Nội)...
Trong giai đoạn tới, tỉnh Yên Bái phấn đấu 80% trường THCS và trường THPT có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Phấn đấu 80% trường THCS và trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%.