CTTĐT - Xác định công tác tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm để ngăn ngừa sự cố lưới điện và tai nạn điện trong nhân dân, ngay từ đầu năm 2020 Điện lực Nghĩa Lộ đã phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn quản lý tuyên truyền bảo về hành lang lưới điện cao áp và an toàn sử dụng điện trong nhân dân.
Ngành điện là một ngành nghề nguy hiểm, đặc biệt lưới điện cao thế với nhiều mối lo thường trực. Chính vì vậy, mỗi CBCNV ngành điện đều phải nắm vững quy trình an toàn điện và được trang bị công cụ, dụng cụ… nhằm đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Cùng với đó, mỗi người đều tự ý thức, đặt an toàn lên trên hết, bởi hơn ai hết chúng ta biết rằng điều đó đem lại niềm vui và sự bình yên cho chính bản thân cũng như gia đình của mình.
Ngoài đảm bảo điều kiện an toàn khi làm việc cho CBCNV, an toàn điện trong nhân dân cũng là một trách nhiệm nặng nề của ngành điện. Hiện nay, với mật độ phủ rộng của lưới điện, mật độ lưới điện càng dày thì xác suất tai nạn càng cao. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tài nạn về điện luôn được chú trọng, quan tâm.
Tính riêng các tháng đầu năm 2020, số vụ sự cố do người dân chặt cây đổ vào đường dây không hề nhỏ. Chỉ riêng Điện lực Nghĩa Lộ từ đầu năm 2020 đã có 03 vụ. Ngoài ra, còn phải kể đến các trường hợp như: Ném đá, thả diều lên đường dây; tự ý trèo lên trụ điện; treo các loại biển hiệu, quảng cáo vi phạm khoảng cách an toàn; dựng dàn giáo xây dựng công trình nhà ở, người điều khiển các phương tiện giao thông đâm, va quệt vào các công trình điện…
Bên cạnh đó, tình trạng mất cắp vật tư, thiết bị trên lưới điện tại địa bàn Điện lực Nghĩa Lộ diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn không chỉ cho ngành điện mà còn làm mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của khách hàng sử dụng điện, đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao đối với tính mạng, tài sản của người dân. Từ năm 2019 tới thời điểm hiện tại, Điện lực Nghĩa Lộ đã ghi nhận 05 vụ việc liên quan tới mất trộm tài sản trên lưới điện như: Mất dây đồng nối tiếp đất chống sét, thang trèo, sàn thao tác...
Từ đó, có thể nhận thấy ý thức tự giác và sự hiểu biết về những quy định liên quan đến an toàn lưới điện của người dân còn kém. Sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa thực sự sát sao do còn tâm lý coi đây là trách nhiệm của ngành Điện. Khi xảy ra các vi phạm thì chế tài xử lý hiện nay còn khá nhiều bất cập.
Để giảm thiểu các vi phạm an toàn điện trong dân, cũng như đảm bảo an toàn sử dụng điện cho người dân, Điện lực Nghĩa Lộ luôn nỗ lực nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác này. Có thể kể đến một số hoạt động như: Thường xuyên thông báo trên báo, đài phát thanh - truyền hình, phát tờ rơi, gửi các văn bản tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân, an toàn điện trong mùa mưa bão tới UBND các huyện, thị, xã, phường trên địa bàn quản lý... Tuy nhiên, với địa bàn chủ yếu là vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, tập trung chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, người dân thường sống phân tán...thì việc tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn.
Là một người có kinh nghiệm, trực tiếp làm công tác an toàn tại Điện lực, anh Hoàng Hữu Thép - KTVATCT cho biết: “Do đặc thù về địa hình cũng như lối sống, việc tuyên truyền giúp cho bà con hiểu là rất khó khăn, đó là chưa kể tới khó gặp được người dân vào ngày thường hay giờ hành chính. Chính vì vậy, tôi phải thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã, thôn, lồng ghép tuyên truyền an toàn điện trong các buổi họp, buổi sinh hoạt tập thể... Chủ động kết hợp với lực lượng đoàn thanh niên các xã tuyên truyền phát dọn hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão”.
Nhờ có sự đi sâu, đi sát vào quần chúng nhân dân, với phương trâm “mưa dầm thấm lâu”, hiện nay, đại bộ phận người dân đã có những nhận thức và hiểu biết hơn về an toàn điện. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền được hiệu quả hơn, thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền là hết sức cần thiết. Mạng xã hội đang ngày một phát triển, trong thời gian tới, Điện lực sẽ hướng tới việc tuyên tuyền qua các kênh mạng xã hội như facebook, zalo... nhắm giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn, tạo hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền an toàn điện trong dân.
Qua đây có thể thấy, dù khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng với sự nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ sẽ góp phần nâng cao nhận thức về an toàn điện cho bà con, bảo vệ an toàn cho khách hàng cũng như an toàn cho lưới điện quốc gia...
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định công tác tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm để ngăn ngừa sự cố lưới điện và tai nạn điện trong nhân dân, ngay từ đầu năm 2020 Điện lực Nghĩa Lộ đã phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn quản lý tuyên truyền bảo về hành lang lưới điện cao áp và an toàn sử dụng điện trong nhân dân.Ngành điện là một ngành nghề nguy hiểm, đặc biệt lưới điện cao thế với nhiều mối lo thường trực. Chính vì vậy, mỗi CBCNV ngành điện đều phải nắm vững quy trình an toàn điện và được trang bị công cụ, dụng cụ… nhằm đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Cùng với đó, mỗi người đều tự ý thức, đặt an toàn lên trên hết, bởi hơn ai hết chúng ta biết rằng điều đó đem lại niềm vui và sự bình yên cho chính bản thân cũng như gia đình của mình.
Ngoài đảm bảo điều kiện an toàn khi làm việc cho CBCNV, an toàn điện trong nhân dân cũng là một trách nhiệm nặng nề của ngành điện. Hiện nay, với mật độ phủ rộng của lưới điện, mật độ lưới điện càng dày thì xác suất tai nạn càng cao. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tài nạn về điện luôn được chú trọng, quan tâm.
Tính riêng các tháng đầu năm 2020, số vụ sự cố do người dân chặt cây đổ vào đường dây không hề nhỏ. Chỉ riêng Điện lực Nghĩa Lộ từ đầu năm 2020 đã có 03 vụ. Ngoài ra, còn phải kể đến các trường hợp như: Ném đá, thả diều lên đường dây; tự ý trèo lên trụ điện; treo các loại biển hiệu, quảng cáo vi phạm khoảng cách an toàn; dựng dàn giáo xây dựng công trình nhà ở, người điều khiển các phương tiện giao thông đâm, va quệt vào các công trình điện…
Bên cạnh đó, tình trạng mất cắp vật tư, thiết bị trên lưới điện tại địa bàn Điện lực Nghĩa Lộ diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn không chỉ cho ngành điện mà còn làm mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của khách hàng sử dụng điện, đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao đối với tính mạng, tài sản của người dân. Từ năm 2019 tới thời điểm hiện tại, Điện lực Nghĩa Lộ đã ghi nhận 05 vụ việc liên quan tới mất trộm tài sản trên lưới điện như: Mất dây đồng nối tiếp đất chống sét, thang trèo, sàn thao tác...
Từ đó, có thể nhận thấy ý thức tự giác và sự hiểu biết về những quy định liên quan đến an toàn lưới điện của người dân còn kém. Sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa thực sự sát sao do còn tâm lý coi đây là trách nhiệm của ngành Điện. Khi xảy ra các vi phạm thì chế tài xử lý hiện nay còn khá nhiều bất cập.
Để giảm thiểu các vi phạm an toàn điện trong dân, cũng như đảm bảo an toàn sử dụng điện cho người dân, Điện lực Nghĩa Lộ luôn nỗ lực nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác này. Có thể kể đến một số hoạt động như: Thường xuyên thông báo trên báo, đài phát thanh - truyền hình, phát tờ rơi, gửi các văn bản tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân, an toàn điện trong mùa mưa bão tới UBND các huyện, thị, xã, phường trên địa bàn quản lý... Tuy nhiên, với địa bàn chủ yếu là vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, tập trung chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, người dân thường sống phân tán...thì việc tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn.
Là một người có kinh nghiệm, trực tiếp làm công tác an toàn tại Điện lực, anh Hoàng Hữu Thép - KTVATCT cho biết: “Do đặc thù về địa hình cũng như lối sống, việc tuyên truyền giúp cho bà con hiểu là rất khó khăn, đó là chưa kể tới khó gặp được người dân vào ngày thường hay giờ hành chính. Chính vì vậy, tôi phải thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã, thôn, lồng ghép tuyên truyền an toàn điện trong các buổi họp, buổi sinh hoạt tập thể... Chủ động kết hợp với lực lượng đoàn thanh niên các xã tuyên truyền phát dọn hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão”.
Nhờ có sự đi sâu, đi sát vào quần chúng nhân dân, với phương trâm “mưa dầm thấm lâu”, hiện nay, đại bộ phận người dân đã có những nhận thức và hiểu biết hơn về an toàn điện. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền được hiệu quả hơn, thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền là hết sức cần thiết. Mạng xã hội đang ngày một phát triển, trong thời gian tới, Điện lực sẽ hướng tới việc tuyên tuyền qua các kênh mạng xã hội như facebook, zalo... nhắm giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn, tạo hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền an toàn điện trong dân.
Qua đây có thể thấy, dù khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng với sự nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ sẽ góp phần nâng cao nhận thức về an toàn điện cho bà con, bảo vệ an toàn cho khách hàng cũng như an toàn cho lưới điện quốc gia...