CTTĐT - Trong năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 11.570 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.371 người, xuất khẩu lao động 397 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.534 người.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh - việc làm tại huyện Yên Bình
Năm 2023, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo với doanh nghiệp và thị trường lao động được quan tâm đẩy mạnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực đổi mới đào tạo nghề từ xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình/tài liệu giảng dạy đến tổ chức đào tạo, phương pháp đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho người học; phối hợp, liên kết với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động về việc đánh giá người học sau khi tốt nghiệp và được tuyển dụng về khả năng đáp ứng công việc nhằm điều chỉnh chương trình, phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng lao động. Khoảng trên 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - việc làm; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức công tác kết nối, làm việc giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng mối quan hệ công tác, kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đã hình thành các mô hình liên kết hiệu quả giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp gồm: Mô hình liên kết đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ); mô hình liên kết thực tập kết hợp với thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp gắn với tuyển dụng (Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, Trường Trung cấp Lục Yên); mô hình liên kết thực tập kết hợp với tuyển dụng (các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh).
Các doanh nghiệp đã phối hợp, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng, ngành nghề tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả công cho nhà giáo, học sinh, sinh viên khi tham gia thực tập, thực hành tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, tạo ra hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; ký hợp đồng tuyển dụng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường
Trong năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 11.570 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.371 người, xuất khẩu lao động 397 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.534 người.
Tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.532/18.000 người (đạt 114,1% kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2022); trong đó: Cao đẳng 1.634 người, trung cấp 3.158 người, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 15.740 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.265 người).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 67,7%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 36,7%.
Chuyển dịch được 8.093/7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 115,6% kế hoạch, tăng 1,8% so với năm 2022); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng… Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 53,86% (giảm 1,82% so với năm 2022); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 46,14%.
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 11.570 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.371 người, xuất khẩu lao động 397 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.534 người.Năm 2023, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo với doanh nghiệp và thị trường lao động được quan tâm đẩy mạnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực đổi mới đào tạo nghề từ xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình/tài liệu giảng dạy đến tổ chức đào tạo, phương pháp đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho người học; phối hợp, liên kết với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động về việc đánh giá người học sau khi tốt nghiệp và được tuyển dụng về khả năng đáp ứng công việc nhằm điều chỉnh chương trình, phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng lao động. Khoảng trên 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - việc làm; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức công tác kết nối, làm việc giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng mối quan hệ công tác, kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đã hình thành các mô hình liên kết hiệu quả giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp gồm: Mô hình liên kết đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ); mô hình liên kết thực tập kết hợp với thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp gắn với tuyển dụng (Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, Trường Trung cấp Lục Yên); mô hình liên kết thực tập kết hợp với tuyển dụng (các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh).
Các doanh nghiệp đã phối hợp, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng, ngành nghề tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả công cho nhà giáo, học sinh, sinh viên khi tham gia thực tập, thực hành tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, tạo ra hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; ký hợp đồng tuyển dụng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường
Trong năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 22.872/19.500 lao động (đạt 117,3% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2022); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 11.570 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.371 người, xuất khẩu lao động 397 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.534 người.
Tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.532/18.000 người (đạt 114,1% kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2022); trong đó: Cao đẳng 1.634 người, trung cấp 3.158 người, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 15.740 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.265 người).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 67,7%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 36,7%.
Chuyển dịch được 8.093/7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 115,6% kế hoạch, tăng 1,8% so với năm 2022); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng… Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 53,86% (giảm 1,82% so với năm 2022); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 46,14%.