CTTĐT - Trong năm học vừa qua, 793 nhà quản lý, thầy cô giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy và học; gắn nhà trường với doanh nghiệp, gắn tuyển sinh với nhu cầu thị trường lao động, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Với những đóng góp đó, họ xứng đáng được tôn vinh trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tâm huyết với việc đào tạo ra những lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tâm huyết với việc đào tạo ra những lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 92 cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 701 nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Qua đánh giá cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở GDNN cơ bản đáp ứng yêu cầu, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ của nhà giáo được cải thiện và từng bước được chuẩn hóa theo quy định. Cán bộ quản lý các trường trung cấp, cao đẳng đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó 100% nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học theo quy định; đội ngũ giảng viên, giáo viên đều đảm bảo chất lượng giảng dạy và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2077/TT-BLĐTBXH.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp luôn được tỉnh quan tâm. Các trường luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên, giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: Học tiến sỹ, thạc sỹ, bồi dưỡng chuẩn tin học IC, bồi dưỡng tiếng Anh theo chuẩn châu Âu, bồi dưỡng, thi đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia…
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên như: BHXH, BHYT, BHTN; chế độ khen thưởng; chế độ phép hàng năm; chế độ nâng lương thường xuyên, trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề hàng năm, chế độ nâng ngạch, chuyển ngạch; chế độ ốm đau, chế độ thai sản, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro; chế độ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ngoài những chính sách của Nhà nước, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên bằng nguồn kinh phí tự trang trải và còn hỗ trợ về vật chất, thời gian cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trợ cấp cho mỗi cán bộ giáo viên khi gặp rủi ro hoạn nạn, chế độ giảm giờ giảng cho giáo viên nữ khi nghỉ chế độ thai sản… và các chế độ khi cán bộ, giáo viên chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động. Việc thực hiện quy định về công tác tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc được thực hiện bảo đảm quy định, hướng dẫn 11 của cấp trên và các văn bản hiện hành. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều đề xuất tuyển mới giáo viên, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo các nghề trọng điểm, học sinh, sinh viên có nhu cầu học nhiều.
Trong những năm qua, đội ngũ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được nhiều thành tích trong công tác giáo dục nghề nghiệp, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2021, các cơ sở GDND của tỉnh đã tuyển sinh được 44.936 người, chiếm gần 40% tổng số tuyển sinh đào tạo nghề toàn tỉnh. Trong đó: trình độ cao đẳng chiếm 7,14%, trình độ trung cấp chiếm 20,25%, trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng chiếm 72,61%. Từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2023: Kết quả tuyển sinh của các sơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 17.035 người; trong đó: trình độ cao đẳng là 1.302 người, trình độ trung cấp là 4.772 người, sơ cấp và dưới 03 tháng là 11.231 người. Đội ngũ giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cường thực hành tăng cường đào tạo thực hành (chiếm 60-70% chương trình) kết hợp thực hành tại nhà trường với thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Chất lượng và hiệu quả GDNN từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Kỹ năng nghề của người học được tăng cường, khoảng 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm. Kỹ năng của người học nhất là người học các ngành, nghề trọng điểm sau đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh Yên Bái thường xuyên cử các đoàn tham dự kỳ thi tay nghề, kỹ năng nghề quốc gia, thi thiết bị đào tạo nghề tự làm. Giai đoạn 2016 - 2023, kết quả có 15 em học sinh, sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 03 giải Khuyến khích. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là một trong hai giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu Chiến lược. Tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Hoạt động này góp phần làm nổi bật hơn những đóng góp của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nhân lực có kỹ năng nghề cho đất nước.
Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì vậy, sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, động viên các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và giá trị xã hội của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm học vừa qua, 793 nhà quản lý, thầy cô giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy và học; gắn nhà trường với doanh nghiệp, gắn tuyển sinh với nhu cầu thị trường lao động, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Với những đóng góp đó, họ xứng đáng được tôn vinh trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.Các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tâm huyết với việc đào tạo ra những lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 92 cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 701 nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Qua đánh giá cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở GDNN cơ bản đáp ứng yêu cầu, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ của nhà giáo được cải thiện và từng bước được chuẩn hóa theo quy định. Cán bộ quản lý các trường trung cấp, cao đẳng đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó 100% nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học theo quy định; đội ngũ giảng viên, giáo viên đều đảm bảo chất lượng giảng dạy và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2077/TT-BLĐTBXH.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp luôn được tỉnh quan tâm. Các trường luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên, giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: Học tiến sỹ, thạc sỹ, bồi dưỡng chuẩn tin học IC, bồi dưỡng tiếng Anh theo chuẩn châu Âu, bồi dưỡng, thi đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia…
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên như: BHXH, BHYT, BHTN; chế độ khen thưởng; chế độ phép hàng năm; chế độ nâng lương thường xuyên, trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề hàng năm, chế độ nâng ngạch, chuyển ngạch; chế độ ốm đau, chế độ thai sản, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro; chế độ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ngoài những chính sách của Nhà nước, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên bằng nguồn kinh phí tự trang trải và còn hỗ trợ về vật chất, thời gian cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trợ cấp cho mỗi cán bộ giáo viên khi gặp rủi ro hoạn nạn, chế độ giảm giờ giảng cho giáo viên nữ khi nghỉ chế độ thai sản… và các chế độ khi cán bộ, giáo viên chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động. Việc thực hiện quy định về công tác tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc được thực hiện bảo đảm quy định, hướng dẫn 11 của cấp trên và các văn bản hiện hành. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều đề xuất tuyển mới giáo viên, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo các nghề trọng điểm, học sinh, sinh viên có nhu cầu học nhiều.
Trong những năm qua, đội ngũ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được nhiều thành tích trong công tác giáo dục nghề nghiệp, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2021, các cơ sở GDND của tỉnh đã tuyển sinh được 44.936 người, chiếm gần 40% tổng số tuyển sinh đào tạo nghề toàn tỉnh. Trong đó: trình độ cao đẳng chiếm 7,14%, trình độ trung cấp chiếm 20,25%, trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng chiếm 72,61%. Từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2023: Kết quả tuyển sinh của các sơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 17.035 người; trong đó: trình độ cao đẳng là 1.302 người, trình độ trung cấp là 4.772 người, sơ cấp và dưới 03 tháng là 11.231 người. Đội ngũ giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cường thực hành tăng cường đào tạo thực hành (chiếm 60-70% chương trình) kết hợp thực hành tại nhà trường với thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Chất lượng và hiệu quả GDNN từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Kỹ năng nghề của người học được tăng cường, khoảng 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm. Kỹ năng của người học nhất là người học các ngành, nghề trọng điểm sau đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh Yên Bái thường xuyên cử các đoàn tham dự kỳ thi tay nghề, kỹ năng nghề quốc gia, thi thiết bị đào tạo nghề tự làm. Giai đoạn 2016 - 2023, kết quả có 15 em học sinh, sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 03 giải Khuyến khích. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là một trong hai giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu Chiến lược. Tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Hoạt động này góp phần làm nổi bật hơn những đóng góp của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nhân lực có kỹ năng nghề cho đất nước.
Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì vậy, sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, động viên các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và giá trị xã hội của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.