CTTĐT - Năm 2023, thành phố Yên Bái đã triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của các cấp về đào tạo nghề, gắn với hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng thiết thực, phù hợp thực tiễn của địa phương và khả năng, nhu cầu về ngành nghề, thị trường lao động, thực hiện liên kết với cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng và thực hiện chi trả, cấp bù học phí đối với học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Trong năm đã đào tạo nghề cho 2.073 người, vượt 5% so kế hoạch (trong đó: đào tạo trình độ Cao đẳng 469 người; Trung cấp 291 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng 1.313 người). Đến nay, số lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố là 63.101 người, số lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng chứng chỉ 48.865 người.
Thành phố cũng đã giải quyết việc làm cho 4.034 người, vượt 19% so với kế hoạch được giao, trong đó giải quyết việc làm qua phát triển kinh tế 2.402 lao động, xuất khẩu lao động 23 lao động, cung ứng ngoài tỉnh 712 lao động; thông qua vay vốn 897 lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp 1.190/1.165 lao động bằng 102% kế hoạch. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng lao động làm việc của nền kinh tế đạt 3,8% đạt 100%
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền hiệu quả như: Tổ chức hội nghị tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; công tác giới thiệu việc làm; qua các trang mạng xã hội, tờ rơi, trang điện tử… nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến rõ rệt, người lao động không chỉ tham gia vào các ngành nghề mang tính chất truyền thống như sửa chữa điện tử, điện lạnh, may mặc, xây dựng, du lịch… mà thông qua việc chuyển đổi số có rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện như: kinh doanh online; shipper, các youtuber, titoker đưa lại nguồn thu nhập khá tốt cho một bộ phận người lao động, các nghề gắn liền với chuyển đổi số và cuộc cách mạng 4.0 ngoài ra NLĐ sẵn sàng nộp hồ sơ đi làm việc ở các tỉnh xa nếu có việc làm phù hợp và nguồn thu nhập ổn định.
Số lao động của thành phố đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong 5 năm gần đây là 70 người trong đó, lao động đi Hàn Quốc là 07 người, đi Nhật Bản là 05 người, đi Ả rập xê út 03 người, còn lại là đi các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, mức thu nhập của lao động sau trừ tất cả chi phí sinh hoạt có dao động từ 15 đến 40 triệu đồng/tháng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023, thành phố Yên Bái đã triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của các cấp về đào tạo nghề, gắn với hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng thiết thực, phù hợp thực tiễn của địa phương và khả năng, nhu cầu về ngành nghề, thị trường lao động, thực hiện liên kết với cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng và thực hiện chi trả, cấp bù học phí đối với học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.Trong năm đã đào tạo nghề cho 2.073 người, vượt 5% so kế hoạch (trong đó: đào tạo trình độ Cao đẳng 469 người; Trung cấp 291 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng 1.313 người). Đến nay, số lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố là 63.101 người, số lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng chứng chỉ 48.865 người.
Thành phố cũng đã giải quyết việc làm cho 4.034 người, vượt 19% so với kế hoạch được giao, trong đó giải quyết việc làm qua phát triển kinh tế 2.402 lao động, xuất khẩu lao động 23 lao động, cung ứng ngoài tỉnh 712 lao động; thông qua vay vốn 897 lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp 1.190/1.165 lao động bằng 102% kế hoạch. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng lao động làm việc của nền kinh tế đạt 3,8% đạt 100%
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền hiệu quả như: Tổ chức hội nghị tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; công tác giới thiệu việc làm; qua các trang mạng xã hội, tờ rơi, trang điện tử… nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến rõ rệt, người lao động không chỉ tham gia vào các ngành nghề mang tính chất truyền thống như sửa chữa điện tử, điện lạnh, may mặc, xây dựng, du lịch… mà thông qua việc chuyển đổi số có rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện như: kinh doanh online; shipper, các youtuber, titoker đưa lại nguồn thu nhập khá tốt cho một bộ phận người lao động, các nghề gắn liền với chuyển đổi số và cuộc cách mạng 4.0 ngoài ra NLĐ sẵn sàng nộp hồ sơ đi làm việc ở các tỉnh xa nếu có việc làm phù hợp và nguồn thu nhập ổn định.
Số lao động của thành phố đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong 5 năm gần đây là 70 người trong đó, lao động đi Hàn Quốc là 07 người, đi Nhật Bản là 05 người, đi Ả rập xê út 03 người, còn lại là đi các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, mức thu nhập của lao động sau trừ tất cả chi phí sinh hoạt có dao động từ 15 đến 40 triệu đồng/tháng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.