CTTĐT - Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lao động có thể coi là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng, tái thiết và phát triển đất nước trong gần 30 năm đổi mới. Chính vì thế, vị thế của người lao động trong xã hội ngày càng được nâng cao và điều đó được thể hiện thông qua các chính sách và pháp luật của nhà nước, đặc biệt là trong việc nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, nâng cao môi trường làm việc cho người lao động và tăng các chế độ phúc lợi cho người lao động.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Điều này được ghi nhận tại Mục 3, Chương IX, Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động; Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nâng cao lượng thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 147, Bộ luật Lao động 2012 thì các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Bởi lẽ, việc đảm bảo an toàn hoạt động của các loại máy, thiết bị vật tư không chỉ đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho chính người lao động mà còn đảm bảo môi trường lao động an toàn, đặc biệt là các công trình xây dựng ở trên cao hoặc dưới lòng đất.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 148, Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động, ở đây có thể hiểu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng lao động, hàng năm, đều phải xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cùng thời gian xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp nâng cao ý thức cảnh giác của người sử dụng lao động và người lao động trong việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 149, Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Điều đó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động mà còn giúp tiết kiệm nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội hay Quỹ Bảo hiểm y tế khi xảy ra sự cố.
Thứ tư, việc huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động rất được coi trọng được quy định tại Điều 150, Bộ luật Lao động 2012 và được thực hiện theo quy chuẩn mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người lao động và người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ . Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
Thứ năm, việc cung cấp thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động là nghĩ vụ của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 151, Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động.
Cuối cùng, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động ngày càng được người sử dụng lao động chú trọng, bởi lẽ, sức khỏe của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy, các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh định kì cho người lao động hay các chế độ phúc lợi được hưởng của người lao động ngày càng được người sử dụng lao động và các chính sách pháp luật chú ý hướng đến. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 152, Bộ luật Lao động 2012.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lao động có thể coi là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng, tái thiết và phát triển đất nước trong gần 30 năm đổi mới. Chính vì thế, vị thế của người lao động trong xã hội ngày càng được nâng cao và điều đó được thể hiện thông qua các chính sách và pháp luật của nhà nước, đặc biệt là trong việc nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, nâng cao môi trường làm việc cho người lao động và tăng các chế độ phúc lợi cho người lao động.Điều này được ghi nhận tại Mục 3, Chương IX, Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động; Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nâng cao lượng thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 147, Bộ luật Lao động 2012 thì các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Bởi lẽ, việc đảm bảo an toàn hoạt động của các loại máy, thiết bị vật tư không chỉ đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho chính người lao động mà còn đảm bảo môi trường lao động an toàn, đặc biệt là các công trình xây dựng ở trên cao hoặc dưới lòng đất.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 148, Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động, ở đây có thể hiểu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng lao động, hàng năm, đều phải xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cùng thời gian xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp nâng cao ý thức cảnh giác của người sử dụng lao động và người lao động trong việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 149, Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Điều đó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động mà còn giúp tiết kiệm nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội hay Quỹ Bảo hiểm y tế khi xảy ra sự cố.
Thứ tư, việc huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động rất được coi trọng được quy định tại Điều 150, Bộ luật Lao động 2012 và được thực hiện theo quy chuẩn mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người lao động và người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ . Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
Thứ năm, việc cung cấp thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động là nghĩ vụ của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 151, Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động.
Cuối cùng, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động ngày càng được người sử dụng lao động chú trọng, bởi lẽ, sức khỏe của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy, các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh định kì cho người lao động hay các chế độ phúc lợi được hưởng của người lao động ngày càng được người sử dụng lao động và các chính sách pháp luật chú ý hướng đến. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 152, Bộ luật Lao động 2012.
Các bài khác
- Công đoàn ngành công thương: Sát sao thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống rủi ro tai nạn nghề nghiệp
- 9 tháng đầu năm 2020, tổng số 21 vụ tai nạn lao động, tai nạn giao thông liên quan đến lao động xảy ra tại Yên Bái
- Yên Bái: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Hội thảo trực tuyến “An toàn phòng cháy trong sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh”
- Yên Bái nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
- Yên Bái tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cán bộ đảng viên và nhân dân
- Chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành Y tế
- Ban hành danh mục 32 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Điều kiện và mức hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động