CTTĐT - Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã có 33.327 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 88% (33.327/37.923 người).
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề đạt 88%
Trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 22.766/25.279 người, đạt tỷ lệ 90% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp là 10.561/12.644 người, đạt tỷ lệ 83,5% (bao gồm những người được tạo việc làm mới).
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các địa phương: thành phố Yên Bái 87,5%; huyện Trấn Yên 94,4%; huyện Văn Yên 86%; huyện Yên Bình 87%; huyện Lục Yên 84%; huyện Văn Chấn 80-85%; thị xã Nghĩa Lộ trên 80%; huyện Trạm Tấu 94%; huyện Mù Cang Chải 85,8%.
Đã có 1.803 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 1.973 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 29.196 lượt người tự tạo việc làm; 355 lượt người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 868 lượt người thuộc hộ thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 4.054 lượt người thuộc hộ có thu nhập khá sau 1 năm học nghề.
Các mô hình dạy nghề điển hình có tỷ lệ tạo việc làm cao đã và đang được duy trì có hiệu quả như: Sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu (thành phố Yên Bái); Trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, may công nghiệp (huyện Trấn Yên); Chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel (huyện Văn Yên); xây dựng, chăn nuôi lợn (huyện Lục Yên); chạm khắc đá (huyện Văn Chấn), kỹ thuật nuôi ong mật tại tại xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng Homestay (tại thị xã Nghĩa Lộ)... Qua đó góp phần chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, giảm nghèo, đem lại việc làm cho người lao động. Cụ thể: Nhiều hộ sản xuất nông nghiệp sau khi tham gia lớp đào tạo nghề “Sản xuất rau an toàn” tại các xã Tuy Lộc và Âu Lâu đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, tăng diện tích trồng rau, củ, quả, làm nhà lưới, vòm che thấp, sản phẩm sau khi thu hoạch có chất lượng tốt, sản lượng thu hoạch cao có thương hiệu, lao động tham gia sản xuất có thu nhập ổn định (trung bình từ 4,5 triệu/ người/ tháng trở lên).
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn sau đào tạo nghề tại huyện Trấn Yên như: Mô hình Trồng và sơ chế măng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành (tổ hợp tác xã với 25 hội viên) với tổng diện tích 1.268 ha cho sản lượng 23.000 tấn, thu nhập 16 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra còn nhiều mô hình khác như mô hình Trồng dâu nuôi tằm, Trồng cây ăn quả có múi và Chăn nuôi thú y.
Các mô hình có hiệu quả cao tại huyện Văn Yên như mô hình xưởng chế biến gỗ rừng trồng tại xã Lâm Giang, mô hình sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel tại xã Đông Cuông, lao động tại các xưởng này trước khi học nghề chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề, ý thức kỷ luật và kỹ năng tay nghề kém, năng suất sản xuất thấp, sau khi học nghề công nhân được đào tạo kỹ năng, tuân thủ quy trình lao động, an toàn lao động giúp xưởng hoạt động ổn định, số công nhân được duy trì trên 30 người và có mức thu nhập tốt (trung bình trên 5 triệu đồng/ người/ tháng).
Việc phát triển mô hình du lịch tại gia đình (Homestay) tại xã Nghĩa An và Xã Nghĩa Lợi đã góp phần giúp các hộ gia đình nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch (bao gồm cả khách trong nước và khách nước ngoài), góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động địa phương và quảng bá tốt hình ảnh về du lịch của tỉnh Yên Bái.
Cùng với đó, Tỉnh Yên Bái đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ở từng địa phương.
Các hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn được chú trọng triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú. Trong 7 năm 2010-2016, đã đăng tải, phát sóng trên 4.500 tin, bài (kể cả viết và biên dịch ra tiếng Thái, Mông, Dao) về dạy nghề cho lao động nông thôn trên Báo Yên Bái, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và các huyện, Tạp chí Văn nghệ và Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái. Đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ thông tin đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Năm 2013, đã thực hiện chương trình đối thoại trực tuyến giữa Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nhân dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh về chủ đề “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái”. Giai đoạn 2010 - 2016, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng cho 1.770 cán bộ hội nông dân các cấp để làm nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn về việc làm và học nghề. Ngoài ra, các cấp hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên các cấp đã triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề, việc làm.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển góp phần thống nhất về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng tăng, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu có trên 80% lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất, thu nhập cao hơn trước.
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh tiếp tục thông tin tuyên truyền về chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, tư vấn học nghề và việc làm miễn phí đối với lao động nông thôn. Tập trung tuyên truyền các mô hình dạy nghề hiệu quả, các điển hình lao động nông thôn sau khi học nghề áp dụng hiệu quả vào phát triển sản xuất hoặc tạo việc làm. Hàng năm rà soát, cập nhập danh mục các nghề mới; thực hiện hiệu quả việc điều tra cung-cầu lao động nhằm xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp, các ngành kinh tế và nhu cầu của thị trường lao động. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong việc xác định nhu cầu, đối tượng, ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề đối với các Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố (07 trung tâm) nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã có 33.327 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 88% (33.327/37.923 người). Trong đó lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 22.766/25.279 người, đạt tỷ lệ 90% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp là 10.561/12.644 người, đạt tỷ lệ 83,5% (bao gồm những người được tạo việc làm mới).
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các địa phương: thành phố Yên Bái 87,5%; huyện Trấn Yên 94,4%; huyện Văn Yên 86%; huyện Yên Bình 87%; huyện Lục Yên 84%; huyện Văn Chấn 80-85%; thị xã Nghĩa Lộ trên 80%; huyện Trạm Tấu 94%; huyện Mù Cang Chải 85,8%.
Đã có 1.803 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 1.973 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 29.196 lượt người tự tạo việc làm; 355 lượt người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 868 lượt người thuộc hộ thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 4.054 lượt người thuộc hộ có thu nhập khá sau 1 năm học nghề.
Các mô hình dạy nghề điển hình có tỷ lệ tạo việc làm cao đã và đang được duy trì có hiệu quả như: Sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu (thành phố Yên Bái); Trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, may công nghiệp (huyện Trấn Yên); Chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel (huyện Văn Yên); xây dựng, chăn nuôi lợn (huyện Lục Yên); chạm khắc đá (huyện Văn Chấn), kỹ thuật nuôi ong mật tại tại xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng Homestay (tại thị xã Nghĩa Lộ)... Qua đó góp phần chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, giảm nghèo, đem lại việc làm cho người lao động. Cụ thể: Nhiều hộ sản xuất nông nghiệp sau khi tham gia lớp đào tạo nghề “Sản xuất rau an toàn” tại các xã Tuy Lộc và Âu Lâu đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, tăng diện tích trồng rau, củ, quả, làm nhà lưới, vòm che thấp, sản phẩm sau khi thu hoạch có chất lượng tốt, sản lượng thu hoạch cao có thương hiệu, lao động tham gia sản xuất có thu nhập ổn định (trung bình từ 4,5 triệu/ người/ tháng trở lên).
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn sau đào tạo nghề tại huyện Trấn Yên như: Mô hình Trồng và sơ chế măng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành (tổ hợp tác xã với 25 hội viên) với tổng diện tích 1.268 ha cho sản lượng 23.000 tấn, thu nhập 16 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra còn nhiều mô hình khác như mô hình Trồng dâu nuôi tằm, Trồng cây ăn quả có múi và Chăn nuôi thú y.
Các mô hình có hiệu quả cao tại huyện Văn Yên như mô hình xưởng chế biến gỗ rừng trồng tại xã Lâm Giang, mô hình sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel tại xã Đông Cuông, lao động tại các xưởng này trước khi học nghề chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề, ý thức kỷ luật và kỹ năng tay nghề kém, năng suất sản xuất thấp, sau khi học nghề công nhân được đào tạo kỹ năng, tuân thủ quy trình lao động, an toàn lao động giúp xưởng hoạt động ổn định, số công nhân được duy trì trên 30 người và có mức thu nhập tốt (trung bình trên 5 triệu đồng/ người/ tháng).
Việc phát triển mô hình du lịch tại gia đình (Homestay) tại xã Nghĩa An và Xã Nghĩa Lợi đã góp phần giúp các hộ gia đình nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch (bao gồm cả khách trong nước và khách nước ngoài), góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động địa phương và quảng bá tốt hình ảnh về du lịch của tỉnh Yên Bái.
Cùng với đó, Tỉnh Yên Bái đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ở từng địa phương.
Các hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn được chú trọng triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú. Trong 7 năm 2010-2016, đã đăng tải, phát sóng trên 4.500 tin, bài (kể cả viết và biên dịch ra tiếng Thái, Mông, Dao) về dạy nghề cho lao động nông thôn trên Báo Yên Bái, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và các huyện, Tạp chí Văn nghệ và Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái. Đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ thông tin đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Năm 2013, đã thực hiện chương trình đối thoại trực tuyến giữa Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nhân dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh về chủ đề “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái”. Giai đoạn 2010 - 2016, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng cho 1.770 cán bộ hội nông dân các cấp để làm nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn về việc làm và học nghề. Ngoài ra, các cấp hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên các cấp đã triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề, việc làm.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển góp phần thống nhất về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng tăng, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu có trên 80% lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất, thu nhập cao hơn trước.
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh tiếp tục thông tin tuyên truyền về chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, tư vấn học nghề và việc làm miễn phí đối với lao động nông thôn. Tập trung tuyên truyền các mô hình dạy nghề hiệu quả, các điển hình lao động nông thôn sau khi học nghề áp dụng hiệu quả vào phát triển sản xuất hoặc tạo việc làm. Hàng năm rà soát, cập nhập danh mục các nghề mới; thực hiện hiệu quả việc điều tra cung-cầu lao động nhằm xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp, các ngành kinh tế và nhu cầu của thị trường lao động. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong việc xác định nhu cầu, đối tượng, ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề đối với các Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố (07 trung tâm) nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.